.Kết luận và đề nghị 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 93 - 95)

5.1. Kết luận

Từ kết quả thu đ−ợc trong nghiên cứu này chúng tôi có thể sơ bộ đ−a ra một số kết luận sau:

1. Lợn nái CA và C22 nuôi ở trong điều kiện các trang trại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đạt kết quả t−ơng đối tốt. Nái CA có số con còn sống/ổ đạt 12,41 con, số con cai sữa/ổ12,06 con, khối l−ợng cai sữa/ổ 62,83 kg và tỷ lệ nuôi sống 97,76 %. Nái C22 có số con còn sống/ổ đạt 11,53 con, số con cai sữa/ổ 11,22 con, khối l−ợng cai sữa/ổ 65,20 kg và tỷ lệ nuôi sống 97,69%.

2. Giữa một số tính trạng năng suất sinh sản của nái CA và C22 có một số t−ơng quan kiểu hình đáng l−u ý:

- Số con/ổ và khối l−ợng toàn ổ có mối t−ơng quan thuận ở mức rất chặt chẽ với độ tin cậy cao và mức t−ơng quan tăng dần theo lứa tuổi.

- Số con/ổ và khối l−ợng trung bình một lợn con có mối t−ơng quan nghịch ở mức chặt chẽ và giảm dần theo lứa tuổi.

- Khối l−ợng toàn ổ, khối l−ợng trung bình con/ổ khi sơ sinh và khối l−ợng toàn ổ, khối l−ợng trung bình con/ổ khi cai sữa có mối t−ơng quan thuận ở mức chặt chẽ.

3. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái CA và C22 phụ thuộc chủ yếu vào loại lợn nái, lứa đẻ mà hầu nh− không phụ thuộc vào qui mô chăn nuôi.

Lợn nái CA có số con đẻ ra còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ cao hơn nái C22 là 0,85 con và 0,83 con.

tăng dần từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 3.

4. Các chỉ tiêu kinh tế của lợn nái CA và C22 phụ thuộc chủ yếu vào loại lợn nái, lứa đẻ mà hầu nh− không phụ thuộc vào qui mô chăn nuôi.

Số tiền lãi/ổ của nái CA cao hơn C22 là 287.512,47 đồng.

Đối với cả 2 nái CA và C22 thì hiệu quả kinh tế thu đ−ợc cũng tăng dần từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 3.

5. Đàn con th−ơng phẩm của nái C22 có tốc độ sinh tr−ởng nhanh hơn, thời gian nuôi ngắn hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn và lãi (đồng)/con cao hơn so với đàn con th−ơng phẩm của nái CA.

5.2. Đề nghị

Cho phép sử dụng kết quả nghiên cứu này làm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng kế hoạch phát triển đàn nái lai CA và C22 trong các trang trại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn, góp phần thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI và Nghị quyết của Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XII.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 93 - 95)