Nghiên cứu trong n−ớc

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 46 - 49)

Vào những năm đầu của thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ 20 n−ớc ta đã nhập một số lợn ngoại nh− Lanđrace, Yorkshire, Duroc, Hampshire, Pietrain... để cải tiến giống lợn nội thông qua việc lai giữa hai giống với nhau giữa đực ngoại với cái nội tạo con lai F1 nuôi lấy thịt làm tăng tỷ lệ nạc lên tới 40 - 45%. Ngoài ra các giống lợn ngoại còn đ−ợc lai tạo với nhau để tạo ra các tổ hợp lai nuôi lấy thịt nâng cao tỷ lệ nạc đáp ứng cho tiêu dùng trong n−ớc và cho xuất khẩu. Mặt khác một số tổ hợp lai còn đ−ợc dùng để làm nái sinh sản và đực sinh sản cho năng suất sinh sản cao nh− nái CA, C22 và đực 402.

- Lợn CA là giống lợn lai thuộc cấp giống bố mẹ đ−ợc tạo ra từ bốn giống lợn ngoại là Duroc, Landrace, Yorkshire và lợn Meishan Trung Quốc.

- Lợn C22 là giống lợn lai thuộc cấp giống bố mẹ đ−ợc tạo ra từ ba giống lợn ngoại và Landrace, Yorkshire, Duroc.

- Lợn 402: là dòng đực lai đ−ợc tạo ra từ hai giống lợn ngoại Yorkshire và Pietrain. Lợn có màu lông trắng mình tr−ờng, mông vai nở, bốn chân vững chắc. Đực 402 chỉ làm dòng đực cuối cùng để lai với lợn nái CA và lợn C22 để sản xuất lợn th−ơng phẩm.

Theo Phùng Thị Vân (2002) [48], lợn nái CA sinh sản tốt đẻ (12 - 14 con/lứa) nuôi con khéo, lợn nái C22. Đẻ 10 - 11 con/lứa, nuôi con khéo.

- ở Việt Nam các giống lợn ngoại không những đóng vai trò chủ yếu trong khâu sản xuất con lai nuôi thịt, con lai sinh sản mà còn góp phần quan trọng vào các ch−ơng trình "nạc hóa" đàn lợn ở các tỉnh phía Bắc. Có rất nhiều nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái ngoại thuần chủng, lợn nái lai trong các năm sau đây là một số nghiên cứu đã công bố.

Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1995) [46], Phạm Hữu Doanh (1995) [13] đã nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Yorkshire, Landrace và Duroc. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (1998) [49] về khả năng sinh sản của giống lợn Landrace cho biết, trên 140 ổ đẻ trung bình đạt 8,66 con sơ sinh còn sống/ổ với khối l−ợng sơ sinh bình quân 1,42 kg/con. Số con sơ sinh đạt cao nhất là dòng lợn Landrace Nhật (9,02 con) và thấp nhất là dòng Landrace Bỉ (8,04 con). Dòng Landrace Bỉ đẻ con có khối l−ợng sơ sinh cao nhất (1,54 kg/con) và thấp nhất ở Landrace Nhật (1,29 kg/con). Khả năng tiết sữa bình quân 31,5 kg và không có biểu hiện sai khác đáng kể giữa 3 dòng Landrace. Khối l−ợng toàn ổ lúc cai sữa bình quân đạt 76,5 kg, dòng Landrace Cuba cao hơn hai dòng Landrace Nhật, Bỉ nh−ng không đáng kể. Khối l−ợng trung bình lợn con cai sữa của dòng Landrace Bỉ cao nhất 12,72 kg/con. Kết quả theo dõi trên 122 ổ đẻ lợn Đại Bạch có số con sơ sinh trung bình còn sống là 8,62 con, khối l−ợng trung bình lợn con sơ sinh là 1,29 kg. Riêng dòng Đại Bạch Cuba đạt 8,40 con, dòng Đại Bạch Nhật đạt 1,29 con, thấp hơn so với dòng Đại Bạch Bỉ (11,54 con) ở mức P (0,05). Cũng nghiên cứu khả năng sinh sản trên lợn nái Yorkshire. Trịnh Xuân L−ơng (1998) [31] đã đ−a ra kết quả: số con đẻ ra còn sống là 11,50 ± 0,12, khối l−ợng toàn ổ sơ sinh đạt 11,5 kg và khi cai sữa ở 50,80 ngày khối l−ợng toàn ổ cai sữa là 149,35 ± 2,73 kg, số con cai sữa: 10,30 ± 0,20 con. Nh− vậy khi cai sữa ở 50,8 ngày thì trung bình 1 lợn con đạt

14,5 kg/con.

- Từ năm 1996 - 2000 các giống lợn ngoại nhập cũng là nguồn nguyên liệu chính trong ch−ơng trình cấp Nhà n−ớc về tạo lợn nái giữa 3 - 4 máu ngoại đạt trên 52% tỷ lệ nạc (Trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà n−ớc có mã số KHCN 08.06).

Một số kết quả sinh sản của 1 số giống lợn ngoại mới ở trong n−ớc. Năng suất sinh sản của lợn nái (Lê Xuân C−ơng 1986 [10])

Xây dựng vùng giống lợn Yorkshire Gò Vấp (Tr−ơng Văn Đa, Lê Thanh Hải 1987) [16].

Tuyển chọn và nhân thuần giống lợn Yorkshire ở miền Nam (Trần Thế Thông, Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Hiền, 1990) [44]

Các chỉ tiêu đạt :

Số con sơ sinh sống là : 10 con Khối l−ợng sơ sinh : 1,2 kg/con Khối l−ợng cai sữa/ổ : 109 kg/ổ Trọng l−ợng hậu bị 8 tháng : Đực: 101kg

Cái : 94 kg

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng : 4,5 kg

Tỷ lệ nạc trong thân thịt là 52%, độ dày mỡ là 3 cm.

- Nghiên cứu áp dụng và đ−a vào sản xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật để chọn lọc, nhân thuần, nâng cao chất l−ợng các nhóm lợn trắng để tiến tới công nhận giống lợn Việt Nam (Trần Thế Thông, Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Hiền.1990) [44].

huyện Phú Xuyên - Hà Tây (Nguyễn Đắc Xông, Trần Xuân Việt, Đặng Vũ Bình 1995) [47].

Nh− vậy: hiện nay ở những n−ớc có nền chăn nuôi phát triển thì trên 80% lợn giống là các tổ hợp lai mà ng−ời ta gọi là giống tổng hợp. Trong lúc đó lợn th−ơng phẩm hầu hết đều là các tổ hợp lai. Tuy nhiên, hầu hết các giống lai đều tăng khả năng sinh tr−ởng, sinh sản song không phải tổ hợp lai nào cũng tốt. Tuy nhiên hầu hết các giống lai đều tăng khả năng sinh tr−ởng, sinh sản, song không phải tổ hợp lai nào cũng tăng khả năng sinh tr−ởng, sinh sản và sản xuất nh− nhau. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu chọn các giống nào lai với nhau và công thức lai nào mang lại hiệu quả cao nhất. ở n−ớc ta phần lớn các tác giả tập trung vào nghiên cứu khả năng sản xuất đặc điểm sinh học, qui trình nuôi d−ỡng, các công thức lai kinh tế giữa lợn nội và lợn ngoại, lợn ngoại với lợn ngoại ở các cơ sở giống Nhà n−ớc với qui mô lớn, mà điển hình cho cặp lai ngoại ngoại là nái lai CA và C22.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 46 - 49)