Ảnh h−ởng của yếu tố dinh d−ỡng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 33 - 36)

Thức ăn là nguồn cung cấp dinh d−ỡng, năng l−ợng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất và chất l−ợng sản phẩm.

+ ảnh h−ởng của protein

Lợn nái ngoại khẩu phần ăn th−ờng chiếm từ 15 - 17% protein, tùy thuộc vào thể trạng và các giai đoạn. Đối với lợn có 10 axit amin không thay thế đó là lyzin, methionin, xystin, treonin, phenilalanin, listidin, trytophan, lơxin, isolơxin, valin. Nếu cung cấp thừa hay thiếu protein đều ảnh h−ởng tới sinh sản của lợn nái. Nếu thiếu ở giai đoạn mang thai sẽ làm khối l−ợng sơ sinh thấp, số con đẻ ra ít, thể trạng yếu ớt. ở giai đoạn nuôi con sẽ ảnh h−ởng đến số l−ợng và chất l−ợng sữa từ đó ảnh h−ởng đến khả năng nuôi con của lợn mẹ. Nếu cung cấp protein thừa ở giai đoạn mang thai sẽ làm tăng tỷ lệ thai chết, gây lãng phí protein, không đem lại hiệu quả kinh tế. Hàm l−ợng protein có trong khẩu phần thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi d−ỡng của lợn nái. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (1994) thì hàm l−ợng protein trong thức ăn đối với lợn nái chửa là 14%, đối với nái nuôi con là 16%. Theo tiêu chuẩn Nhật Bản (1993), hàm l−ợng protein thu nhận hàng ngày đối với lợn nái chửa là 248 gam/con/ngày, đối với nái nuôi con là 812 gam/con/ngày. Tuy nhiên việc cung cấp protein cho lợn nái còn phụ thuộc số con để nuôi và thể trạng của con mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cung cấp 246 gam protein tiêu hóa/ngày thì lợn mẹ tiết đ−ợc 3,6 kg sữa/ngày, nếu cung cấp 736 gam protein tiêu hóa/ngày thì lợn mẹ tiết đ−ợc 10,7 kg sữa/ngày. Qua nhiều nghiên cứu còn cho thấy protein có nguồn gốc từ động vật thì năng suất sinh sản cao hơn cung cấp protein có nguồn gốc từ thực vật.

Việc cung cấp năng l−ợng theo nhu cầu của lợn nái cho từng giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho sinh lý bình th−ờng và nâng cao đ−ợc năng suất sinh sản.

Nếu cung cấp thừa hay thiếu năng l−ợng đều không tốt. Nó ảnh h−ởng trực tiếp đến năng suất sinh sản của lợn nái. Cung cấp thừa năng l−ợng trong thời gian mang thai sẽ làm cho lợn nái béo gây chết phôi, đẻ khó và sau khi đẻ sẽ kém ăn làm giảm khả năng tiết sữa đặc biệt là sữa đầu, từ đó ảnh h−ởng đến sức sống cũng nh− sự phát triển của đàn con. Mặt khác làm cho lợn con có tỷ lệ ỉa chảy cao do sữa nhiễm mỡ. Nếu cung cấp thiếu năng l−ợng cho lợn nái trong giai đoạn mang thai sẽ làm cho lợn nái quá gầy, không đảm bảo cho quá trình sinh tr−ởng, phát triển của thai. Nếu thiếu trầm trọng có thể dẫn đến tiêu thai, sẩy thai. Nhu cầu năng l−ợng phù hợp cho nái ngoại và lợn nái lai ngoại là 3000 - 3100 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp. Khẩu phần ăn cho lợn nái chửa kỳ I là 1,8 - 2,5 kg/nái/ngày. Lợn nái chửa kỳ II là 2,5 - 3 kg/con/ngày. Nái nuôi con trung bình là từ 4,5 - 5 kg/con/ngày.

+ ảnh h−ởng của khoáng chất

Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, lợn mẹ ít cơ hội chăn thả để bổ sung rau xanh và khoáng chất. Vì vậy ta phải bổ sung đầy đủ khoáng chất cho lợn mẹ để đảm bảo sự sống bình th−ờng cho lợn mẹ.

Lợn nái thiếu Ca, P, nguyên nhân là do trong khẩu phần ăn thiếu Ca, hoặc thiếu Vitamin D. Ca và P có trong khẩu phần thức ăn quyết định bởi các thành phần các chất đó có trong nguyên liệu phối trộn. Trong khẩu phần thức ăn của lợn nái không những phải cung cấp đầy đủ Ca và P mà phải cung cấp đầy đủ Vitamin D và có sự cân bằng giữa Ca và P, điều này rất cần thiết cho quá trình hấp thu Ca và P.

Thiếu Ca và P ảnh h−ởng rất lớn tới lợn nái, đặc biệt trong giai đoạn mang thai, trong giai đoạn mang thai lợn mẹ cần rất nhiều Ca và P để cung

cấp cho quá trình tạo mô x−ơng của bào thai, khi bị thiếu cơ thể mẹ huy động Ca và P trong các mô x−ơng ra, do đó hệ x−ơng của cơ thể mẹ bị loãng và yếu dẫn đến lúc đẻ và sau đẻ lợn nái dễ bị bại liệt. Ng−ợc lại nếu thừa Ca và P cũng ảnh h−ởng đến lợn nái và gây ra một số bệnh nh− sỏi thận, gây lắng đọng Ca ở phủ tạng, thừa Ca và P làm tăng nhu cầu Zn và vitamin K và cản trở sự hấp thụ P. Nhu cầu Ca, P phụ thuộc vào từng giai đoạn của quá trình mang thai, bào thai chủ yếu phát triển vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai. Trong giai đoạn này cần l−ợng Ca, P lớn nhất. Trong giai đoạn nuôi con l−ợng Ca, P còn phụ thuộc vào l−ợng sữa tiết ra trong ngày.

Theo tiêu chuẩn của Nhật Bản (1993) thì nhu cầu Ca, P hàng ngày cho lợn nái nh− sau: đối với lợn nái chửa cần l−ợng Ca, P t−ơng ứng là 14,9 - 11,9 gam. Đối với nái nuôi con cần l−ợng Ca, P t−ơng ứng là 40,6 - 32,5 gam.

+ ảnh h−ởng của khoáng vi l−ợng (Cu, Fe, Zn...)

Theo tiêu chuẩn Nhật Bản (1993) thì lợn nái cần 150 mg Fe, 99 mg Zn và 9,9 mg Cu, còn lợn nái nuôi con cần một l−ợng t−ơng ứng là 443 mg Fe; 271 mg Zn; 27,1 mg Mn.

+ ảnh h−ởng của vitamin

Thiếu vitamin A dẫn đến chết phôi, chết non, thai phát triển kém, sẩy thai, khô mắt. Thiếu vitamin D cũng nh− thiếu Ca, P thì lợn con đẻ ra còi cọc, lợn nái sẽ bị bại liệt tr−ớc và sau đẻ, chất l−ợng sữa và số l−ợng sữa cũng kém.

Thiếu vitamin B1 dẫn tới hiện t−ợng thần kinh yếu, co giật, bại liệt tứ chi. Thiếu vitamin C làm giảm sức đề kháng của cơ thể, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh.

Thiếu vitamin E có hiện t−ợng chết phôi, chết thai, trứng rụng ít dẫn đến số con đẻ ra ít, ngoài ra còn gây bệnh trắng cơ.

vitamin A sẽ gây ảnh h−ởng hấp thu vitamin E gây cho lợn không động dục hay động dục kém, thai phát triển kém. Thừa vitamin D thì sẽ bị vôi hóa, tim, phổi, thận.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 33 - 36)