T−ơng quan kiểu hình giữa các tính trạng về năng suất sinh sản của lợn nái C

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 71 - 72)

4. Kết quả và thảo luận

4.2.2.T−ơng quan kiểu hình giữa các tính trạng về năng suất sinh sản của lợn nái C

lợn nái C22

Kết quả tính toán về hệ số t−ơng quan kiều hình giữa các tính trạng theo dõi trên lợn nái C22 đ−ơc trình bày ở bảng 4.2 (phần d−ới đ−ờng chéo).

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy t−ơng quan kiểu hình giữa các tính trạng năng suất sinh sản của các chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ với các chỉ tiêu khác đều ở mức độ rất thấp không đáng kể. Còn cặp t−ơng quan số con/ổ và khối l−ợng toàn ổ có mối t−ơng quan thuận chặt chẽ. Khi sơ sinh r=0,92 và khi cai sữa r=0,93. Nh− vậy mức độ t−ơng quan tăng theo lứa tuổi. Khi sơ sinh và khi cai sữa khối l−ợng toàn ổ chịu ảnh h−ởng nhiều về số con/ổ.

T−ơng quan khối l−ợng toàn ổ và khối l−ợng trung bình một lợn con có mối t−ơng quan nghịch ở mức độ thấp. Mức độ t−ơng quan giảm theo lứa tuổi một cách rõ rệt. Khi sơ sinh r= -0,42 và khi cai sữa r= -0,15.

Ng−ợc lại cặp tính trạng số con/ổ và khối l−ợng trung bình một lợn con cũng có mối t−ơng quan nghịch ở mức độ chặt chẽ khi sơ sinh r= -0,72 và khi cai sữa r= -0,50. Mức t−ơng quan cũng giảm theo lứa tuổi.

Các cặp tính trạng số con đẻ ra với số con sơ sinh sống, số con sơ sinh sống với số con để nuôi, số con để nuôi với số con cai sữa có hệ số t−ơng quan rất cao lần l−ợt là 0,99; 0,99; 0,97.

Nh− vậy kết quả t−ơng quan giữa khối l−ợng trung bình một lợn con lúc sơ sinh và khối l−ợng trung bình một lợn con lúc cai sữa có mối t−ơng quan thuận chặt chẽ r=0,65. T−ơng quan cao đạt đ−ợc giữa khối l−ợng toàn ổ lúc sơ sinh và khối l−ợng toàn ổ lúc cai sữa r=0,90; giữa số con còn sống với số con cai sữa r= 0,97.

Hệ số t−ơng quan kiểu hình giữa số con còn sống 60 ngày tuổi và khối l−ợng toàn ổ 60 ngày tuổi là 0,56, thậm chí chỉ là 0,4 (Cẩm nang Chăn nuôi lợn, 1996) [8]. Nh− vậy có nghĩa là trong thời kỳ 21 ngày tuổi lợn con sống phụ thuộc chủ yếu vào sữa mẹ, mối t−ơng quan giữa số con trong ổ và khối l−ợng toàn ổ rất chặt chẽ. Trong khi đó, ở lứa tuổi lợn con có thể sống độc lập đ−ợc bằng nguồn dinh d−ỡng, không phải bằng sữa mẹ thì mối t−ơng quan này giảm đi.

Kết quả thu đ−ợc về hệ số t−ơng quan kiểu hình giữa các tính trạng số con /ổ và khối l−ợng toàn ổ, khối l−ợng trung bình một con trong theo dõi này là cơ sở cho công tác chọn lọc và cải tiến môi tr−ờng, góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 71 - 72)