Đặc điểm sinh tr−ởng, phát triển của lợn con

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 28 - 30)

Quá trình sinh tr−ởng phát triển của lợn ở giai đoạn trong thai đ−ợc tính từ khi trứng đ−ợc thụ tinh cho đến khi lợn con đ−ợc sinh ra. Khoảng thời gian này gọi là thời gian mang thai và th−ờng kéo dài trung bình 114 ngày. Thời gian này đ−ợc chia làm 3 thời kỳ (thời kỳ phôi thai, thời kỳ tiền thai, thời kỳ bào thai).

Giai đoạn ngoài bào thai đ−ợc tính từ khi lợn con đ−ợc sinh ra cho đến khi cai sữa. ở giai đoạn này, nguồn cung cấp dinh d−ỡng chủ yếu cho lợn con đ−ợc lấy từ sữa mẹ. Lợn con ở giai đoạn này có tốc độ sinh tr−ởng, phát dục nhanh theo tác giả Tr−ơng Lăng (1993) [27] khi theo dõi tốc độ sinh tr−ởng, phát dục của lợn con thì thấy rằng: cơ thể lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tăng gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần. Lợn con

bú sữa có tốc độ sinh tr−ởng, phát triển rất nhanh nh−ng không đều qua các giai đoạn. Tốc độ nhanh nhất ở giai đoạn từ 1 - 21 ngày tuổi, sau 21 ngày tuổi tốc độ giảm xuống. Sở dĩ có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân nh−ng chủ yếu do số l−ợng và chất l−ợng sữa mẹ giảm xuống và hàm l−ợng hemoglobin trong máu lợn con giảm xuống. Hiện t−ợng này kéo dài khoảng 2 tuần gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn. Chúng ta có thể hạn chế giai đoạn này bằng cách cho lợn con tập ăn sớm, khi lợn con mới 7 ngày tuổi và bổ sung sắt cho lợn con.

Do lợn con có tốc độ sinh tr−ởng phát dục nhanh nên khả năng tích lũy chất dinh d−ỡng rất mạnh. Ví dụ: lợn con ở 20 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích lũy đ−ợc 9 - 14 g protein trên 1kg khối l−ợng cơ thể. Trong khi đó lợn lớn tuổi chỉ tích lũy đ−ợc 0,3 - 0,4 gam protein. Ng−ợc lại, để tăng 1kg khối l−ợng cơ thể lợn con cần ít năng l−ợng hơn, nghĩa là tiêu tốn ít thức ăn hơn lợn lớn. Vì tăng trọng của lợn con chủ yếu là tăng nạc, mà để sản xuất ra 1 kg thịt nạc thì cần ít năng l−ợng hơn để sản xuất ra 1 kg thịt mỡ.

Cơ năng điều tiết nhiệt của lợn con ch−a hoàn chỉnh nên thân nhiệt lợn con ch−a ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt ch−a đ−ợc cân bằng. Nói chung, khả năng điều tiết nhiệt của lợn con d−ới 3 tuần tuổi còn kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra, cho nên nếu nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt của lợn con hạ xuống rất nhanh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng thấp thân nhiệt của lợn con hạ xuống càng nhanh, tuổi của lợn con càng ít thân nhiệt hạ xuống càng nhiều.

Khối l−ợng sơ sinh không ảnh h−ởng nhiều đến sự tăng giảm thân nhiệt của lợn con, khối l−ợng sơ sinh cao nh−ng nuôi trong chuồng có nhiệt độ thấp thì thân nhiệt bị giảm nhiều hơn so với những lợn con có khối l−ợng sơ sinh thấp nh−ng đ−ợc nuôi trong chuồng có nhiệt độ cao. Sau 3 tuần tuổi cơ năng

điều tiết nhiệt của lợn con mới t−ơng đối hoàn chỉnh và thân nhiệt của lợn con đ−ợc ổn định hơn (39 - 39,50c).

Lợn con mới đẻ ra trong máu hầu nh− ch−a có kháng thể, l−ợng kháng thể tăng rất nhanh sau khi lợn con đ−ợc bú sữa đầu, cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào l−ợng kháng thể hấp thu đ−ợc nhiều hay ít từ sữa mẹ.

Trong sữa đầu của lợn nái hàm l−ợng protein rất cao, những ngày đầu mới đẻ hàm l−ợng protein trong sữa chiếm tới 18 - 19%, trong đó l−ợng γ - globulin chiếm số l−ợng khá lớn (34 - 45%), γ - globulin có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Do đó lợn con cần đ−ợc bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không đ−ợc bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó những lợn con không đ−ợc bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kém, tỷ lệ chết rất cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái lai CA và c22 theo mô hình trang trại tại huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình (Trang 28 - 30)