Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm phần hóa vô cơ THPT (Trang 35 - 42)

Tình hình sử dụng thí nghiệm

Câu 1: Mức độ sử dụng các hình thức thí nghiệm trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. Bảng 1.2. Mức độ sử dụng các hình thức thí nghiệm của GV Hình thức sKhông ử dụng (1) Hiếm khi (2) Thỉnh thoảng (3) Thường xuyên (4) Mức độ TB

Thí nghiệm biểu diễn của GV 0 2 52 36 3.38

Thí nghiệm biểu diễn của HS 10 23 41 16 2.70

Thí nghiệm thực hành của HS 0 7 39 44 3.41

Thí nghiệm ngoại khóa, ở nhà 49 28 13 0 1.60

Nhận xét:Kết quả thực nghiệm cho thấy, thí nghiệm biểu diễn của GV và thí nghiệm thực hành của HS được các GV thường xuyên sử dụng.

Thí nghiệm thực hành của HS là loại thí nghiệm có tính bắt buộc cao nhất. Các bài thực hành hiện nay được phân phối trong sách giáo khoa hóa học THPT với số tiết, số bài nhiều hơn. Chính vì vậy, thí nghiệm thực hành được các GV thường sử dụng nhiều nhất trong quá trình giảng dạy (mức TB 3.41). Thí nghiệm biểu diễn của GV cũng chiếm tỉ lệ khá cao (mức TB 3.38). Đây là loại thí nghiệm quan trọng nhất trong hệ thống phân loại thí nghiệm, có tác dụng rất lớn, hỗ trợ đáng kể cho GV khi giảng dạy, đồng thời giúp HS lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn.

Thí nghiệm biểu diễn của HS phần đông GV chỉ thỉnh thoảng sử dụng (mức TB 2.70), có khoảng 11.11% (10/90 GV) không dùng đến loại thí nghiệm này trong quá trình giảng dạy vì điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn và GV cũng chưa quen với việc tổ chức cho HS biểu diễn thí nghiệm, ngại HS làm mất thời gian, hoặc không biểu diễn thành công.

Thí nghiệm ngoại khóa, ở nhà hầu như không được các GV quan tâm sử dụng (mức TB 1.60), hơn nửa số GV tham gia khảo sát 54.44% (49/90 GV) chưa từng sử dụng, số còn lại chỉ thỉnh thoảng hoặc hiếm khi sử dụng. Đây là loại thí nghiệm có tác dụng kích thích HS học tập, tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cao nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức và cũng chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn.

Câu 2:Mức độ sử dụng các phương pháp thí nghiệm trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các phương pháp thí nghiệm của GV Phương pháp Không sdụng ử (1) Hiếm khi (2) Thỉnh thoảng (3) Thường xuyên (4) Mức độ TB

Thí nghiệm nghiên cứu 16 28 44 2 2.36

Thí nghiệm minh họa 0 5 54 31 3.29

Thí nghiệm so sánh 0 15 60 15 3.00

Thí nghiệm đối chứng 0 18 54 18 3.00

Nhận xét: Các GV phần nhiều vẫn chỉ sử dụng thí nghiệm theo phương pháp

minh họa, mức TB cao nhất 3.29. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp mang tính thụ động, không làm tăng tính tích cực, khả năng tư duy, sáng tạo của HS theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

Kế đến, thí nghiệm theo phương pháp so sánh, đối chứng cũng được đa số các GV sử dụng (mức TB 3.00), tuy nhiên phần đông vẫn chưa sử dụng thường xuyên.

Ngày nay, thí nghiệm hóa học được đề cao như là một nguồn thông tin mà từ nó HS sẽ khai thác, tìm tòi và rút ra kiến thức. Theo đó, các thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu sẽ phát huy cao nhất khả năng tư duy, tính tích cực, chủ động của HS. Tuy nhiên, theo như kết quả khảo sát, thí nghiệm nghiên cứu lại không được các GV quan tâm nhiều (mức TB 2.36), có đến 17.78% (16/90 GV) chưa từng sử dụng phương pháp này. Chính vì vậy, rất cần có những biện pháp giúp tăng cường việc sử dụng các thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay.

Câu 3: Loại phương tiện trực quanthầy (cô) thường dùng là

Bảng 1.4. Mức độ sử dụng các loại phương tiện trực quan của GV

Phương tiện trực quan Không sử dụng

(1) Hiếm khi (2) Thỉnh thoảng (3) Thường xuyên (4) Mức độ TB

Thí nghiệm với dụng cụ, hóa chất

thật 0 0 30 60 3.67

Tranh ảnh thí nghiệm 2 18 60 10 2.87

Vẽ hình lên bảng 5 20 52 13 2.81

Phim thí nghiệm 5 31 39 15 2.71

Thí nghiệm ảo, mô phỏng 13 31 39 7 2.44

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy, thí nghiệm với dụng cụ, hóa chất thật được đa số GV sử dụng (mức TB 3.67), thỉnh thoảng, trong những trường hợp bất khả kháng, mới dùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các tranh ảnh, hình vẽ, thí nghiệm ảo, mô phỏng thí nghiệm. Điều này giúp khẳng định, không có một phương tiện trực quan nào có thể thay thế thí nghiệm thật, chỉ có thí nghiệm hóa học thật mới giúp HS có cái nhìn toàn diện, chính xác nhất, lĩnh hội kiến thức trọn vẹn nhất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cách sử dụng, cải tiến các thí nghiệm giúp phát huy vai trò to lớn của thí nghiệm thật phục vụ cho quá trình dạy học luôn luôn cần thiết – đây cũng chính là một trong những lí do mà tác giả lựa chọn thực hiện luận văn này.

Câu 4: Tính hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học hoá học

Bảng 1.5. Tính hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm hóa học

Tác dụng Không hiệu quả (1) Ít hiệu quả (2) Hiệu quả vừa phải (3) Rất hiệu quả (4) Mức độ TB

Giúp HS dễ hiểu bài 0 0 28 62 3.69

HS khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu hơn 0 2 18 70 3.76

Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm 0 5 33 52 3.52

Bài học hấp dẫn hơn 0 2 28 60 3.64

HS yêu thích môn hóa học hơn 0 0 23 67 3.69

Tin tưởng vào kiến thức được học hơn 0 0 28 62 3.76

HS học tập tích cực 0 0 46 44 3.52

Lớp học sôi động 0 2 20 68 3.64

Ý kiến khác:………

Nhận xét: Các GV đều đánh giá rất cao các hiệu quả mà thí nghiệm mang lại (mức TB > 3.5). Thí nghiệm hóa học có tác dụng và hiệu quả cao nhất trong việc giúp HS khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu và giúp các em tin tưởng vào kiến thức được học. GV chưa khai thác được hiệu quả của thí nghiệm trong việc kích thích HS học tập tích cực cũng như chưa giúp HS rèn luyện tốt kĩ năng thực hành thông qua thí nghiệm. Cho nên, cần tạo điều kiện, hướng dẫn cho HS được tiếp xúc, được làm thí nghiệm nhiều hơn (chính khóa hoặc ngoại khóa) để các em có nhiều cơ hội tìm tòi, nghiên cứu, khám phá, từ đó học tập tích cực hơn, đồng thời rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo làm thí nghiệm.

Câu 5: Trong năm học, thông thường, thầy (cô) làm được khoảng bao nhiêu % số thí nghiệm trong chương trình yêu cầu?

Bảng 1.6. Tỉ lệ thực hiện các thí nghiệm trong chương trình hóa học THPT

Tỉ lệ thực hiện thí nghiệm

Dưới 20% 20 – 40% 40–60% 60 – 80% Trên 80%

0 13 28 28 21

Nhận xét: Theo như số liệu đã thống kê, các GV thực hiện được khoảng 58.77% số thí nghiệm trong chương trình. Tỉ lệ thực hiện các thí nghiệm trong chương trình của các GV chỉ ở mức độ trung bình. Tỉ lệ này vẫn chưa cao trước yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay là “học đi đôi với hành” do GV còn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Điều này phản ánh qua bảng khảo sát sau:

Câu 6: Những khó khăn thầy (cô) gặp phải khi sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học.

Bảng 1.7. Những khó khăn khi sử dụng thí nghiệm hóa học

Khó khăn

(Đánh giá theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5) Mức độ Mđộ ức

TB

(1) (2) (3) (4) (5)

Dụng cụ, hóa chất còn thiếu 16 16 20 31 7 2.97

Trường học không có phòng thí nghiệm thực hành bộ

môn 42 5 7 5 31 2.76

Không có cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học 20 19 7 13 31 3.18

Việc chuẩn bị thí nghiệm mất nhiều thời gian 10 20 22 19 19 3.19

Không đủ thời gian tiến hành thí nghiệm trong giảng

dạy 10 23 23 24 10 3.01

Có nhiều thí nghiệm độc hại, nguy hiểm 2 20 20 38 10 3.38

Không có chế độ khuyến khích, đãi ngộ hợp lí 19 16 8 16 31 3.27

Thiếu tài liệu tham khảo về thí nghiệm 19 20 22 13 16 2.86

Kĩ năng thực hành còn hạn chế 27 31 20 5 7 2.27

Trong kiểm tra, thi, số câu hỏi, bài tập liên quan đến

thí nghiệm còn ít 19 13 20 20 19 3.11

Khó khăn khác (vui lòng ghi cụ thể nếu có) …….

Nhận xét:Hầu như tất cả các khó khăn đã nêu đều được các GV đồng tình, lí giải cho việc các GV không thể thực hiện nhiều thí nghiệm khi giảng dạy. Trong đó,

các khó khăn gây trở ngại nhiều nhất cho các GV là: thí nghiệm độc hại, nguy hiểm (mức TB cao nhất 3.38), không có chế độ khuyến khích, đãi ngộ hợp lí (mức TB 3.27), việc chuẩn

bị thí nghiệm mất nhiều thời gian (mức TB 3.19), không có cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm hóa học (mức TB 3.18). Các hóa chất độc hại, nguy hiểm, về lâu dài, dù nhiều, dù ít cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người trực tiếp sử dụng, gây tâm lí e ngại, nhất là với nữ GV, trong khi đó, vẫn chưa có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lí dành cho GV khi làm thí nghiệm. Hơn nữa, để đảm bảo những yêu cầu sư phạm của thí nghiệm, để làm được thí nghiệm cho nhiều lớp (mỗi GV thường dạy rất nhiều khối, lớp), GV phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị vì ở hầu hết các trường phổ thông đều chưa có cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm có thể hỗ trợ GV, giúp giảm tải công tác chuẩn bị, cho nên, GV không thể tiến hành nhiều, đủ theo số thí nghiệm trong chương trình hóa học THPT.

Tình hình cải tiến thí nghiệm

Câu 7: Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) có cải tiến các thí nghiệm trong chương trình theo các hướng

Bảng 1.8. Tình hình cải tiến thí nghiệm hóa học ở trường THPT

Tỉ lệ (%)

Hướng cải tiến Không

Dùng dụng cụ đơn giản, dễ chế tạo thay cho

dụng cụ phòng thí nghiệm 36.67 63.33

Dùng hóa chất rẻ tiền, dễ kiếm thay cho hóa

chất phòng thí nghiệm 24.44 75.56

Thay đổi cách thức tiến hành thí nghiệm so

với tài liệu hướng dẫn thí nghiệm 34.44 65.56

Đề xuất 1 thí nghiệm mới thay thế thí nghiệm

trong chương trình 14.44 85.56

Nhận xét:Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù gặp phải khá nhiều khó khăn

trong quá trình thực hiện thí nghiệm khi giảng dạy, mặc dù đa số GV vẫn chưa đáp ứng tốt số lượng thí nghiệm trong chương trình, chưa khai thác hiệu quả các tác dụng của thí nghiệm, hầu hết họ vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc cải tiến thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm. Đa số vẫn tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ, hóa chất sẵn có trong phòng thí nghiệm, theo cách thức, số lượng thí nghiệm được hướng dẫn trong sách giáo khoa, sách GV.

−Các GV đánh giá cao vai trò của thí nghiệm trong quá trình dạy học hóa học. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng thí nghiệm vẫn chưa thật sự hiệu quả, các loại hình, phương pháp thí nghiệm vẫn chưa được các GV sử dụng linh hoạt, thông tin từ thí nghiệm vẫn chưa được khai thác đúng mức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

−Số lượng thí nghiệm hóa học vẫn chưa được sử dụng nhiều khi dạy học do nhiều khó khăn chủ quan và khách quan.

−Việc cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm vẫn chưa được nhiều GV quan tâm. −Từ cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn, thực hiện đề tài này nhằm tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp phát huy vai trò của thí nghiệm, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương trình này, tác giả đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

−Tìm hiểu các luận án, luận văn, các tài liệu cùng hướng nghiên cứu với đề tài. Chúng tôi nhận thấy thí nghiệm hóa học được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các tác giả đã trình bày phương pháp tiến hành đối với những thí nghiệm hóa học phục vụ chương trình hóa học THPT. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học để HS yêu thích và học tập hóa học tích cực, chủ động, sáng tạo được đề cập chưa nhiều.

−Trình bày các khái niệm khác nhau về phương pháp dạy học của các nhà nghiên cứu, làm rõ đặc trưng của phương pháp dạy học hóa học, tìm hiểu những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Chúng ta thấy rằng, trước thực tế nền kinh tế - xã hội của đất nước luôn biến đổi, để nâng cao chất lượng dạy học, không thể không thực hiện đổi mới, từ nội dung đến phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là xu thế chung của thế giới và cũng là một yêu cầu tất yếu đối với nền giáo dục nước ta, trong đó có bộ môn hóa học.

−Tìm hiểu cơ sở lí luận về thí nghiệm hóa học, trình bày khái niệm, tác dụng của thí nghiệm đối với quá trình dạy học môn hóa; phân loại các thí nghiệm hóa học, những yêu cầu và phương pháp tiến hành từng loại thí nghiệm khi giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THPT.

−Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của đề tài, tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng và cải tiến thí nghiệm hóa học của các GV trong quá trình giảng dạy. Việc khảo sát đã được tiến hành trên 90 GV, cho thấy rằng đa số các thầy cô vẫn chưa tiến hành thí nghiệm thường xuyên và còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng thí nghiệm. Đồng thời, phần lớn các GV thường vẫn chỉ dùng thí nghiệm để minh họa cho lý thuyết, chưa có nhiều đổi mới, cải tiến trong sử dụng và khai thác thông tin từ thí nghiệm.

Chương 2: CẢI TIẾN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM PHẦN HÓA VÔ CƠ THPT

Một phần của tài liệu Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm phần hóa vô cơ THPT (Trang 35 - 42)