Giáo án 8: Bài 48. Bài thực hành số 6 (10NC), Bài 35. Bài thực hành số 5 (10CB)
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU: a)Kiến thức
HS làm thí nghiệm chứng minh được: −Hiđro sunfua có tính khử.
−Lưu huỳnh đioxit có tính oxi hóa và tính khử.
−Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh (CB) và tính háo nước (NC).
b)Kĩ năng: Rèn luyện các thao tác thí nghiệm an toàn, chính xác, đặc biệt đối với axit sunfuric đặc.
c) Thái độ: HS thận trọng khi tiếp xúc với axit sunfuric đặc.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
−Áp dụng biện pháp tăng cường sử dụng các bài tập thực nghiệm. −Phương pháp đàm thoại.
−Thí nghiệm thực hành của HS. −Phương pháp hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị khoảng 6 - 8 bộ dụng cụ, hóa chất thí nghiệm bao gồm:
−Dụng cụ: Ống nghiệm (6), 1 nút đậy ống nghiệm có gắn ống vuốt nhọn, 1 nút đậy ống nghiệm có gắn ống dẫn khí, giá thí nghiệm, kẹp ống nghiệm, pipet, đèn cồn.
−Hóa chất: FeS, dd HCl, dd Na2SO3, dd H2SO4 (đặc, loãng), dd Br2 (CB), dd KMnO4 (NC), đồng, đường (NC), nước.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH
2. Nêu mục đích bài thực hành, giới thiệu dụng cụ, hóa chất, lưu ý các thao tác an toàn, chính xác khi làm thí nghiệm.
3. Tiến hành
Hoạt động 1: Điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua
Tiến hành như hướng dẫn ở VD 1 mục 2.3.5
Hoạt động 2: Điều chế và chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit
Tiến hành như hướng dẫn ở VD 2 mục 2.3.5
Hoạt động 3: Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc
−GV: yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của H2SO4 đặc.
−GV làm mẩu: Nhỏ vài giọt axit sunfurric đặc vào ống nghiệm, cho một mảnh nhỏ Cu vào ống nghiêm, đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn. Nhắc nhở HS phải hết sức thận trọng khi làm thí nghiệm này.
−HS quan sát và thực hành theo từng nhóm, viết ptpư xảy ra, xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Hoạt động 4: Tính háo nước của axit sunfuric đặc (NC)
−GV: Các em hãy nêu một phản ứng chứng minh tính háo nước của axit sunfurric đặc.
−HS: Trả lời và làm thí nghiệm chứng minh tính háo nước của axit sunfurric đặc: Cho 1 ít đường vào ống nghiệm, nhỏ vài giọt axit sunfurric đặc vào, quan sát hiện tượng, viết phương trình và giải thích.
4. Các nhóm dọn dẹp vệ sinh 5. Viết tường trình
Mỗi HS hoặc mỗi nhóm HS tường trình kết quả thí nghiệm theo mẫu. Tên thí nghiệm Hiện tượng Ptpư Giải thích, kết luận
6. Tổng kết
GV nhận xét các công việc đã thực hiện được trong giờ học theo từng mặt:
−Kết quả thực hành: nhóm nào thực hành tốt; nhóm nào chưa ra kết quả; nguyên nhân dẫn đến việc không đạt yêu cầu; các thao tác thực hành sai, cần sửa chữa…
−Trật tự các nhóm trong giờ thực hành, vệ sinh sau khi thực hành. −Điểm phần thực hành của từng cá nhân hoặc từng nhóm (nếu có).
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu cấu trúc, chương trình hóa học vô cơ ở trường phổ thông, từ đó đề xuất một hệ thống gồm 90 thí nghiệm có thể sử dụng khi dạy học phần hóa vô cơ, trong đó có 29 thí nghiệm thuộc chương trình hóa học 10, 31 thí nghiệm thuộc chương trình hóa học 11 và 30 thí nghiệm thuộc chương trình hóa học 12. Phần lớn các thí nghiệm này đã được lựa chọn đưa vào chương trình SGK hóa học THPT, tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, chúng chưa được sử dụng thường xuyên và chưa thật sự hiệu quả. Chính vì vậy, trong chương 2, chúng tôi đã nghiên cứu, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học phần hóa vô cơ ở trường THPT. Cụ thể như sau:
−Tác giả đã chế tạo 16 loại dụng cụ cải tiến (khoảng 24 mẫu khác nhau), đồng thời giới thiệu danh mục 32 hóa chất (từ 25 nguồn nguyên vật liệu) với hơn 50 hình ảnh minh họa hướng dẫn cụ thể, chi tiết các thao tác, kĩ thuật chế tạo, cách sử dụng từng dụng cụ, cách tìm kiếm hóa chất từ các nguồn nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Trên cơ sở đó, tác giả đã thiết kế 20 thí nghiệm cải tiến, theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, gần gũi đời sống tạo điều kiện cho GV cũng như HS có thể tự chuẩn bị và tiến hành ngay tại nhà hoặc trên lớp phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tìm tòi, dạy và học.
−Đồng thời, chúng tôi đã giới thiệu 7 biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học và thiết kế 30 hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm làm ví dụ cho từng biện pháp. Từ đó, tác giả đã vận dụng vào các bài học cụ thể, thiết kế 8 giáo án hoàn chính có sử dụng thí nghiệm hóa học thuộc các kiểu bài khác nhau nhằm phục vụ quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM