Qua những nhận xét, đánh giá với mức điểm khá cao của HS ở các câu hỏi 2, 3 chứng tỏ các tiết học thực nghiệm đã thu hút, hấp dẫn được các em tham gia học tập. Thật vậy, các tiết học thực nghiệm đã có tác động tích cực đến các em về mặt kiến thức, kĩ năng và cả thái độ, nhận thức. Một HS ở trường THPT Củ chi nhận xét:
“Em cảm thấy rất phấn khởi và yêu thích môn hóa hơn. Có những khoảng thời gian bổ ích và khắc sâu kiến thức hơn.
Tiết học kèm theo những mẫu chuyện mà cô đặt ra cuốn hút em vào tiết học một cách kì lạ mà không tài nào có thể phân tâm được”.
Các em khác cũng bày tỏ sự thích thú của mình:
“Em học bài dễ hơn, bài học sinh động hơn, hấp dẫn hơn, cho em nhiều hiểu biết về thí nghiệm, thúc đẩy lòng say mê học môn hóa học hơn, nâng cao sự tích cực của các bạn trong lớp.”
“Theo em, tiết học có sử dụng thí nghiệm rất sinh động, mọi HS cảm thấy thoải mái, tự tin, tư duy nhiều hơn, nội dung bài học sẽ cụ thể, rõ ràng hơn, GV và HS trở nên thân thiết hơn, đặc biệt tạo hiệu quả nhiều hơn khi chỉ giảng lý thuyết.”
“ Em cảm thấy vui khi biết làm thêm vài thí nghiệm nhỏ và cảm thấy hứng thú hơn với môn hóa.”
Và chúng tôi rất xúc động khi nhận được rất nhiều những chia sẽ rất chân thành:
“Em hiểu bài và nhớ bài lâu hơn, em cảm thấy thích thú và trông chờ tới tiết hóa để được xem những thí nghiệm hay.”
“Tiết học rất hay và trở nên sinh động hơn!!! Em thích lắm nếu tiết học nào cũng vậy!!! Tiết học còn giúp em nhớ bài nhanh và lâu hơn!!! Cảm ơn cô đã có một ý tưởng quá hay!!! ^ ^ ”….
Câu 5: Những ý tưởng, ý kiến đóng góp của em để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hoá học ở trường THPT
Đa số các em HS đều mong muốn các tiết học hóa học có sử dụng thí nghiệm được tổ chức thường xuyên hơn, GV cho HS được tham gia làm các thí nghiệm để xây dựng bài học (sử dụng thí nghiệm của HS nhiều hơn), giáo viên hướng dẫn cho HS tìm kiếm dụng cụ, hóa chất đơn giản để các em có thể tự làm các thí nghiệm tại nhà.
3.4.1.2. Kết quả định lượng
Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số (xi) của từng lớp
Lần kiểm tra Cặp thực nghiệm Lớp TN/ ĐC Lớp Sĩ số Điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lần 1 1 TN 10A1 38 0 1 2 5 8 4 8 5 3 2 ĐC 10A3 40 0 3 7 6 10 5 5 1 2 1 2 TN 10A5 40 0 2 5 4 11 7 5 3 2 1 ĐC 10A8 42 1 1 6 6 10 6 6 4 2 0 3 TN 10A9 43 0 1 5 4 12 8 5 5 1 2 ĐC 10A7 41 0 2 4 6 10 6 7 4 1 1 4 TN 10A6 40 0 3 6 3 9 6 6 2 3 2 ĐC 10A4 40 1 2 5 7 8 6 5 2 2 2 5 TN 11A7 41 0 0 2 7 11 4 6 3 4 4 ĐC 11A8 42 0 1 4 6 10 7 5 3 3 3 6 TN 11A13 42 0 0 1 3 6 10 12 7 2 1 ĐC 11A9 44 0 1 3 8 10 11 8 2 1 0 1 TN 10A1 38 0 0 4 2 6 3 4 10 6 3 ĐC 10A3 40 0 0 5 5 7 6 7 5 4 1 2 TN 10A5 40 0 1 1 2 6 10 11 8 1 0 ĐC 10A8 42 0 2 1 6 9 9 10 4 1 0 3 TN 10A9 43 1 1 2 4 8 11 10 6 0 0 Lần 2 ĐC 10A7 41 0 3 6 6 10 9 5 2 0 0 4 TN 10A6 40 0 0 1 3 5 8 13 8 2 0 ĐC 10A4 40 0 0 2 5 7 10 8 7 1 0 5 TN 11A7 41 0 1 2 4 8 12 7 4 2 1 ĐC 11A8 42 0 1 4 5 10 11 6 4 1 0 6 TN 11A13 42 0 2 5 6 9 5 7 6 2 0 ĐC 11A9 44 0 4 7 8 9 7 5 3 1 0 1 TN 10A1 38 0 0 0 2 3 6 10 8 7 2 ĐC 10A3 40 0 0 2 3 6 10 8 7 4 0 2 TN 10A5 40 0 0 2 4 8 7 10 7 2 0 ĐC 10A8 42 0 0 3 6 9 7 11 6 0 0 3 TN 10A9 43 0 1 2 6 10 16 5 3 0 0 Lần 3 ĐC 10A7 41 1 2 5 8 11 8 5 1 0 0 4 TN 10A6 40 0 0 1 4 6 9 12 6 2 0 ĐC 10A4 40 0 1 4 5 8 10 7 5 0 0 5 TN 11A7 41 0 1 2 4 10 12 6 4 2 0 ĐC 11A8 42 0 2 4 8 12 9 4 2 1 0 6 TN 11A13 42 0 1 4 7 8 9 6 5 2 0 ĐC 11A9 44 1 3 5 10 7 8 5 4 1 0
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số (số HS đạt điểm số xi) Lần KT Lớp Sĩ số Điểm xi TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 244 0 7 21 26 57 39 42 25 15 12 5.94 ĐC 249 2 10 29 39 58 41 36 16 11 7 5.42 2 TN 244 1 5 15 21 42 49 52 42 13 4 6.15 ĐC 249 0 10 25 35 52 52 41 25 8 1 5.53 3 TN 244 0 3 11 27 45 59 49 33 15 2 6.10 ĐC 249 2 8 23 40 53 52 40 25 6 0 5.45 T ổ n g TN 732 1 15 47 74 144 147 143 100 43 18 6.06 ĐC 747 4 28 77 114 163 145 117 66 25 8 5.47
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất (% HS đạt điểm số xi)
Lần KT L ớ p Sĩ số Điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 244 0.00 2.87 8.61 10.66 23.36 15.98 17.21 10.25 6.15 4.92 ĐC 249 0.80 4.02 11.65 15.66 23.29 16.47 14.46 6.43 4.42 2.81 2 TN 244 0.41 2.05 6.15 8.61 17.21 20.08 21.31 17.21 5.33 1.64 ĐC 249 0.00 4.02 10.04 14.06 20.88 20.88 16.47 10.04 3.21 0.40 3 TN 244 0.00 1.23 4.51 11.07 18.44 24.18 20.08 13.52 6.15 0.82 ĐC 249 0.80 3.21 9.24 16.06 21.29 20.88 16.06 10.04 2.41 0.00 T ổ n g TN 732 0.14 2.05 6.42 10.11 19.67 20.08 19.54 13.66 5.87 2.46 ĐC 747 0.54 3.75 10.31 15.26 21.82 19.41 15.66 8.84 3.35 1.07
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất lũy tích (% HS đạt điểm số xi trở xuống) Lần KT Lớp Sĩ số Điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 244 0 2.87 11.48 22.13 45.49 61.48 78.69 88.93 95.08 100.00 ĐC 249 0 4.82 16.47 32.13 55.42 71.89 86.35 92.77 97.19 100.00 2 TN 244 0 2.46 8.61 17.21 34.43 54.51 75.82 93.03 98.36 100.00 ĐC 249 0 4.02 14.06 28.11 49.00 69.88 86.35 96.39 99.60 100.00 3 TN 244 0 1.23 5.74 16.80 35.25 59.43 79.51 93.03 99.18 100.00 ĐC 249 0 4.02 13.25 29.32 50.60 71.49 87.55 97.59 100.00 100.00 T ổ n g TN 732 0 2.19 8.61 18.72 38.39 58.47 78.01 91.67 97.54 100.00 ĐC 747 0 4.28 14.59 29.85 51.67 71.08 86.75 95.58 98.93 100.00
Bảng 3.9. Bảng phân loại điểm số của HS qua các bài kiểm tra
Lần
KT Lớp Sĩ số Xếp loại (%)
Kém (0-2) Yếu (3-4) Trung bình (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10)
1 TN 244 2.87 19.26 39.34 27.46 11.07 ĐC 249 4.82 27.31 39.76 20.88 7.23 2 TN 244 2.46 14.75 37.30 38.52 6.97 ĐC 249 4.02 24.10 41.77 26.51 3.61 3 TN 244 1.23 15.57 42.62 33.61 6.97 ĐC 249 4.02 25.30 42.17 26.10 2.41 T ổ n g TN 732 2.19 16.53 39.75 33.20 8.33 ĐC 747 4.28 25.57 41.23 24.50 4.42
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3
Hình 3.5. Biểu đồ phân loại điểm số HS qua bài kiểm tra lần 1
Hình 3.7. Biểu đồ phân loại điểm số HS qua bài kiểm tra lần 3
Hình 3.8. Biểu đồ phân loại điểm số HS qua 3 bài kiểm tra
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Lần KT Lớp Số lượng (n) x±m S V% T tα
ĐC 249 5.42 ± 0.12 1.92 0.35 2 TN 244 6.15 ± 0.11 1.77 0.29 3.96 2.58 ĐC 249 5.53 ± 0.11 1.74 0.31 3 TN 244 6.10 ± 0.10 1.63 0.27 4.29 2.58 ĐC 249 5.45 ± 0.11 1.70 0.31 Tổng TN 732 6.06 ± 0.07 1.79 0.30 6.40 2.58 ĐC 747 5.47 ± 0.07 1.79 0.33
Từ các kết quả thể hiện qua các bảng số liệu, đồ thị, biểu đồ, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
− Đồ thị các đường lũy tích ứng với lớp TN luôn nằm bên phải, phía dưới các đường lũy tích ứng với lớp ĐC, cho thấy chất lượng lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
−Tỉ lệ (%) điểm số yếu (0-2 điểm) và kém (3-4 điểm) của HS các lớp TN luôn thấp hơn các lớp ĐC.
−Tỉ lệ (%) điểm số khá (7-8 điểm) và giỏi (9-10 điểm) của HS các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC.
−Điểm trung bình cộng của các lớp TN bao giờ cũng cao hơn các lớp ĐC.
Giá trị t tính được (2.96; 3.96; 4.92; 6.40) luôn lớn hơn giá tri tα = 2.58 (ứng với việc kiểm định hai phía tra trong bảng Student với mức ý nghĩa α = 0.01 và bậc tự do f>120), cho phép ta bác bỏ giả thiết H0 và đi đến kết luận: Sự khác nhau giữa điểm số trung bình của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC là do áp dụng phương pháp dạy thực nghiệm.
−Giá trị độ lệch chuẩn S và hệ số biến thiên V của các lớp TN bao giờ cũng nhỏ hơn các lớp ĐC, cho thấy độ phân tán quanh giá trị trung bình của các lớp TN nhỏ hơn, chất lượng các lớp TN đồng đều hơn các lớp ĐC.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày quá trình thực nghiệm sư phạm và kết quả thu được để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong năm học 2009 – 2010 trên 6 cặp thực nghiệm – đối chứng với 493 HS tại 4 trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận:
−Kết quả phân tích định tính (dựa trên 244 phiếu khảo sát ý kiến HS các lớp TN) cho thấy đa số HS rất thích thú với các tiết học có sử dụng thí nghiệm. Các em học tập chủ động, tích cực hơn. Sử dụng thí nghiệm khi dạy học hóa học vừa giúp các em dễ tiếp thu kiến thức, ghi nhớ dài lâu, vừa rèn luyện kĩ năng thực hành, đồng thời cũng tác động không nhỏ đến nhận thức, thái độ của HS, làm các em yêu thích học tập, yêu thích bộ môn hóa học hơn.
−Kết quả phân tích định lượng (dựa trên điểm số của 3 lần kiểm tra – 1479 bài kiểm tra) với những số liệu cụ thể cho thấy việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học đã giúp HS các lớp TN có điểm số học tập tốt hơn các lớp ĐC.
Như vậy, các thí nghiệm, các hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm được nghiên cứu trong luận văn đã bước đầu mang lại những kết quả rất thiết thực khi áp dụng vào quá trình dạy học, khẳng định tính hiệu quả và khả thi của đề tài nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã thực hiện luân văn và đạt được một số kết quả cụ thể sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
−Tìm hiểu các luận án, luận văn, các tài liệu cùng hướng nghiên cứu với đề tài.
−Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học, phương pháp dạy học hóa học; những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, lí luận về thí nghiệm hóa học.
−Điều tra thực trạng cải tiến và sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở các trường THPT. Chúng tôi đã khảo sát, tham khảo ý kiến của 90 GV đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh, từ đó rút ra được một số vấn đề thực tiễn:
+ Đa số các thầy cô vẫn chưa tiến hành thí nghiệm thường xuyên và còn nhiều khó khăn khi sử dụng thí nghiệm.
+ Phần lớn các GV vẫn chỉ dùng thí nghiệm để minh họa cho lý thuyết, chưa có nhiều đổi mới, cải tiến trong sử dụng và khai thác thông tin từ thí nghiệm.
1.2. Nghiên cứu cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học phần hóa vô cơ THPT
−Luận văn đã đề xuất một hệ thống gồm 90 thí nghiệm có thể sử dụng khi dạy học phần hóa vô cơ THPT (lớp 10: 29 thí nghiệm, lớp 11: 31 thí nghiệm, lớp 12: 30 thí nghiệm). Phần lớn các thí nghiệm này đã được lựa chọn đưa vào chương trình SGK hóa học THPT, tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, chúng chưa được sử dụng thường xuyên và chưa thật sự hiệu quả.
−Từ các nguồn nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, tác giả đã chế tạo 16 loại dụng cụ cải tiến (khoảng 24 mẫu khác nhau) đồng thời giới thiệu danh mục 32 hóa chất (từ 25 nguồn nguyên vật liệu) với hơn 50 hình ảnh minh họa hướng dẫn cụ thể, chi tiết các thao tác, kĩ thuật chế tạo, cách sử dụng dụng cụ, cách tìm kiếm hóa chất.
−Thiết kế 20 thí nghiệm cải tiến theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, gần gũi đời sống tạo điều kiện cho GV cũng như HS có thể tự chuẩn bị và tiến hành ngay tại nhà hoặc trên lớp phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tìm tòi, dạy và học.
−Đề xuất 7 biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học và thiết kế 30 hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm làm ví dụ cho từng biện pháp.
−Từ đó, tác giả đã vận dụng vào các bài học cụ thể, thiết kế 8 giáo án hoàn chỉnh có sử dụng thí nghiệm hóa học thuộc các kiểu bài khác nhau nhằm phục vụ quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thiết kế giáo án có sử dụng thí nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 6 cặp TN – ĐC với 493 HS tại 4 trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đã thực nghiệm được 6 trong 8 giáo án đã thiết kế. Sau đó, khảo sát định tính bằng phiếu khảo sát trên 244 HS các lớp TN; khảo sát định lượng với 3 bài kiểm tra, chấm 1479 bài kiểm tra và xử lí các số liệu. Kết quả thực nghiệm sư phạm thu được cho phép chúng tôi khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học vô cơ ở trường THPT.
Tóm lại, có thể nói chúng tôi đã hoàn thành được những nhiệm vụ đề tài đặt ra. Các dụng cụ được chế tạo, hóa chất được tìm kiếm từ những nguyên, vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm nhưng vẫn đáp ứng những công dụng, tính chất cơ bản của các dụng cụ, hóa chất thông thường tạo điều kiện cho GV, HS dễ dàng thực hiện thí nghiệm tại nhà hay trên lớp phục vụ cho quá trình tìm tòi, nghiên cứu, dạy và học. Những thí nghiệm cải tiến, những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm với các hoạt động dạy học, giáo án minh họa đã cung cấp cho GV những góc nhìn mới về cách tiến hành cũng như cách khai thác thông tin từ các thí nghiệm, phần nào làm phong phú thêm tư liệu dạy học của GV, làm cơ sở để GV tiếp tục thiết kế, xây dựng, tổ chức các hoạt động dạy học khác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
2. Hướng phát triển của đề tài
Từ những kết quả đạt được, chúng tôi sẽ phát triển luận văn theo các hướng sau:
−Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn nguyên, vật liệu rẻ tiền, phổ biến, từ đó làm phong phú thêm lượng hóa chất, chế tạo thêm nhiều dụng cụ thí nghiệm, hướng đến việc xây dựng một phòng thí nghiệm tại nhà cho GV hoặc các HS yêu thích làm thí nghiệm hóa học.
−Các thí nghiệm cải tiến, các hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm sẽ được hoàn thiện và thiết kế nhiều hơn đồng thời tích hợp vào giáo án của các bài học tương ứng, tạo thêm nhiều giáo án dạy học có sử dụng thí nghiệm.
−Trên cơ sở đề tài này, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm thêm nhiều biện pháp mới để càng làm cho hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học phần hóa vô cơ THPT ngày càng được nâng cao, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học.
3. Kiến nghị
Qua việc nghiên cứu, thực hiện đề tài, tác giả xin được nêu một số kiến nghị có liên quan đến việc cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay.
a) Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT
−Tiếp tục trang bị, hoàn thiện các trang thiết bị, phương tiện kĩ thuật, dụng cụ, hóa chất