3.4.1.1. Kết quả định tính
Chúng tôi đã khảo sát ý kiến của 244 HS ở các lớp tham gia thực nghiệm, tiến hành thống kê, được kết quả như sau:
Câu 1: Em thích giờ học có sử dụng thí nghiệm hóa học hay không?
Bảng 3.2. Mức độ yêu thích của HS đối với giờ học có sử dụng T.N
Không thích Ít thích Bình thường Khá thích Rất thích
Tần số 0 0 2 13 229
Tỉ lệ (%) 0 0 0.82 5.33 93.85
Nhận xét: Như vậy, hầu hết số HS tham gia thực nghiệm đều đánh giá cao các bài học có sử dụng thí nghiệm. Không có HS nào không thích, không hưởng ứng tiết học, lượng HS tỏ ra rất thích thú với các giờ học thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao 93,95 %, cho thấy các em rất thích được học các tiết học có sử dụng thí nghiệm hóa học. Tuy nhiên, trên thực tế (mục 1.4), các GV vẫn chưa sử dụng nhiều thí nghiệm trong quá trình giảng dạy. Sự “ thiếu thốn” này tạo nên một mong muốn rất lớn ở nhiều HS là được học với thí nghiệm, được làm thí nghiệm, cho nên những tiết học hóa có sử dụng thí nghiệm có khả năng thu hút nhiều HS và
mang lại những hiệu quả đáng kể. Điều này được thể hiện rõ qua đánh giá của các em về hiệu quả sử dụng thí nghiệm (câu 2).
Câu 2: Việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học hoá học đem lại hiệu quả như thế nào?
Bảng 3.3. Hiệu quả của việc sử dụng T.N hóa học đối với HS
S
TT Hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm (1) (2)Mức độ (3) (4) MTB ức
1 Giúp em dễ hiểu bài 0 1 38 205 3.84
2 Giúp em khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu hơn 0 1 51 192 3.78 3 Em biết thêm kĩ năng thực hành thí nghiệm,
tự làm được 1 số thí nghiệm trên lớp, tại nhà 3 5 60 176 3.68
4 Bài học hấp dẫn hơn 0 0 17 227 3.93
5 Làm em thích học môn hóa hơn 2 5 64 173 3.67
6 Tin tưởng vào kiến thức được học hơn 0 3 53 188 3.76 7 Phát triển khả năng tư duy, nâng cao tính
tích cực học tập 0 6 54 184 3.73
8 Lớp học sôi động hơn 0 1 17 226 3.92
9 Ý kiến khác: ………
Nhận xét: Tác dụng của thí nghiệm hóa học đã được HS đánh giá rất cao, mức TB từ 3.67 – 3.93.
Ý kiến 1, 2: Thể hiện tác dụng trong việc lĩnh hội, củng cố kiến thức của HS. Mức TB khá cao 3.84, 3.78, trong đó ý kiến 1 được 84% HS (205/244) chọn mức độ hiệu quả tuyệt đối (mức 4), cho thấy các tiết học có sử dụng thí nghiệm mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giúp HS mau chóng hiểu bài, kiến thức lĩnh hội được thông qua thí nghiệm sâu sắc hơn, từ đó HS nhớ bài lâu hơn. Nếu thí nghiệm hóa học được sử dụng thường xuyên và hiệu quả sẽ có tác dụng hỗ trợ GV đáng kể, HS lĩnh hội kiến thức nhanh chóng hơn và bền vững hơn.
Ý kiến 3: Đánh giá về tác dụng hình thành kĩ năng cho HS. Vì kĩ năng thực hành thí nghiệm vốn cần có thời gian bồi dưỡng, hướng dẫn lâu dài trong suốt quá trình học mới có thể hình thành và hoàn thiện được, không thể chỉ qua một vài bài học mà HS có thể biết nhiều, biết thành thạo, nên mức TB chưa cao lắm 3.68. Nhưng với mức TB này, ta thấy rõ một sự chuyển biến không nhỏ ở các em, chỉ sau 3 bài thực nghiệm, các em đã có thể biết thêm các kĩ năng thực hành thí nghiệm, có thể tự làm một số thí nghiệm trên lớp và tại nhà,
chứng tỏ việc sử dụng thí nghiệm hóa học như các bài thực nghiệm, nếu được sử dụng thường xuyên hơn sẽ giúp hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS một cách đáng kể.
Ý kiến 5, 6, 7:Thể hiện tác dụng của thí nghiệm đối với thái độ, nhận thức của HS (mức TB 3.67, 3.76, 3.73). Các em HS đã học tập một cách tích cực, chủ động hơn khi tiết học có sử dụng các thí nghiệm. Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học còn giúp các em tin tưởng vào kiến thực được học, tin tưởng vào khoa học. Đồng thời, các bài thực nghiệm, trong thời gian ngắn, cũng đã một phần làm thay đổi được cách nhìn của các em về môn hóa học, hơn 70% HS (173/244) đã cảm thấy yêu thích bộ môn hóa học hơn sau khi tham gia thực nghiệm.
Ý kiến 4, 8: Phản ánh nhận định chung của các em về bài học và không khí lớp học trong các buổi thực nghiệm. Mức TB rất cao, gần mức tuyệt đối (3.93 và 3.94), cho thấy các tiết học thực nghiệm đã hấp dẫn được các em, tạo được một không khí học tập sinh động, thú vị.
Câu 3: Khi thầy (cô) sử dụng thí nghiệm hóa học, em thích hình thức nào nhất?
Bảng 3.4. Mức độ yêu thích của HS đối với các hình thức T.N hóa học
Hình thức tổ chức (1) (2) (3) (4) Mức độ MTB ức
GV biểu diễn thí nghiệm minh họa cho bài giảng 0 1 50 193 3.79
GV dùng thí nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu kiến thức mới 0 3 60 181 3.73 Hướng dẫn HS làm thí nghiệm nghiên cứu bài mới 4 1 61 178 3.69 Tổ chức cho HS làm thí nghiệm thực hành theo nhóm 7 9 54 174 3.62 Dùng hình vẽ, mô phỏng, phim thí nghiệm hướng dẫn
HS nghiên cứu bài học 8 9 59 168 3.59
Lồng ghép thí nghiệm vào các câu chuyện 1 2 27 214 3.86
Thí nghiệm ảo thuật, thí nghiệm đố 1 5 26 212 3.84
Cách khác:………
Nhận xét: HS đều rất thích thú với các hình thức thí nghiệm đã thực hiện, mức TB khá cao, từ 3.59 – 3.84. Các hình thức thí nghiệm được HS yêu thích nhất đó là: Lồng ghép thí nghiệm vào các câu chuyện, thí nghiệm ảo thuật, thí nghiệm đố. Tiếp đến, cũng được đa số các HS (khoảng trên 70%) đánh giá cao là các thí nghiệm biểu diễn của GV (mức TB 3.73 và 3.79), cho thấy thí nghiệm GV luôn thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. HS cũng rất thích thú khi được hướng dẫn làm thí nghiệm trong các giờ học và thực hành (mức TB tương đối cao 3.62 và 3.69).