Biện pháp 3: Lồng ghép thí nghiệm vào các câu chuyện

Một phần của tài liệu Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm phần hóa vô cơ THPT (Trang 99 - 102)

Giáo viên có thể gắn các thí nghiệm hóa học vào các câu chuyện đời thường, hoặc cổ tích,.. phù hợp với lứa tuổi HS, vừa giúp củng cố kiến thức, vừa mang tính giáo dục. Những câu chuyện gần gũi nhưng hấp dẫn như vậy dễ dàng đi vào lòng HS và vì vậy, các em cũng khắc sâu những kiến thức chứa đựng trong đó.

VD 1: Hoạt động củng cố tính chất hóa học của oxi (1) - Câu chuyện “Món quà sinh

nhật” (Bài 41_10NC. Oxi, Bài 29_10CB. Oxi – Ozon)

- GV: Các em có thích nghe kể chuyện không? Hôm nay lớp mình học rất tốt, cô sẽ tặng cho các em 1 câu chuyện giúp em ôn lại bài học. Câu chuyện có tên “Món quà sinh nhật”

Có 1 cô bé khá chậm chạp, từ nhỏ đã bị bạn bè trêu chọc, chế nhạo, gọi chết danh là “Rùa”. Chính vì vậy, “Rùa” luôn thiếu tự tin, sống khép mình và ít khi cười. Trong lớp, Hải vẫn hay từ xa nhìn bạn “Rùa” và chẳng biết tự lúc nào Hải lại cảm thấy buồn buồn mỗi khi thấy “Rùa” buồn. Tối nay là sinh nhật Rùa, cô bé đi dạo 1 mình trong công viên. Tình cờ, Hải xuất hiện và tặng Rùa 1 nhành cỏ 4 lá rất đặc biệt.

Hải lấy ra 1 lá cỏ: “Đây là lá cỏ của niềm tin, cậu hãy luôn tin vào bản thân, hãy thắp cho niềm tin cháy sáng nhé!” (Rùa chăm lửa và lá cỏ cháy rực rỡ trong đêm – lửa sáng chói) Hải lấy ra 1 lá cỏ nữa: “Đây là lá cỏ của sự may mắn. Hải chúc cậu sẽ gặp nhiều may mắn” (Hải vừa nói vừa châm lửa cho lá cỏ cháy sáng – ngọn lửa lam nhạt)

“ Hai lá cỏ còn lại là sự thành công và hạnh phúc, cậu hãy luôn giữ chúng nhé!”

Rùa còn được Hải thếch đãi 1 món ăn rất ấn tượng, đó là “nho khô bọc lửa”, ngon tuyệt! Lúc về, Hải tặng Rùa 1 tấm thiệp do tự tay Hải làm.

Trước khi ngủ, Rùa mở tấm thiệp ra xem, Rùa đã thử dùng que đóm chấm vào miệng chú rùa (như gợi ý trên tấm thiệp), lập tức, Rùa đã nhoẻn miệng cười.

Đêm đó, Rùa đã mang 1 nụ cười thật tươi vào giấc ngủ “Cậu ấy thật giỏi!”

- GV: Trong câu chuyện, bạn Hải đã vận dụng những phản ứng của oxi vừa được học. Đó là phản ứng của oxi với magie, với lưu huỳnh và với rượu etylic; chế oxi bằng phản ứng nhiệt phân (GV vừa nói vừa cho HS xem lại các lá cỏ, đĩa nho và tấm thiệp chú rùa).

- GV: Như vậy, khẳng định một lần nữa: Oxi là 1 phi kim hoạt động mạnh, có tính oxi hóa mạnh, tác dụng được với kim loại, phi kim, hợp chất; điều chế oxi bằng cách nhiệt phân 1 số muối như: KClO3, KMnO4, KNO3.

*Lưu ý:

−GV có thể cho 2 HS đóng hoạt cảnh, làm các thí nghiệm và minh họa cho câu chuyện thêm sinh động.

−Trước tiết học, GV cần chuẩn bị 1 lá cỏ phủ magiê, 1 lá cỏ phủ lưu huỳnh (như T.N 9 mục 2.2.5), một đĩa đựng nho khô, 1 ít rượu, một tấm thiệp có hình chú rùa, miêng chú rùa được vẽ bằng dd KNO3 rồi để khô.

−GV có thể thay hình chú rùa thành chú chim, chú mèo… đồng thời sáng tạo nên những nhân vật mới, những câu chuyện mới.

VD 2: Hoạt động củng cố bài oxi (2) – Câu chuyện “Lời xin lỗi” (Bài 41_10NC. Oxi, Bài 29_10CB. Oxi – Ozon)

Hải Yến và Minh ở gần nhà nhau, là 1 đôi bạn rất thân. Yến là 1 cô bé khá dễ thương, thông minh, học giỏi. Minh cũng thông minh không kém nhưng lại mắc bệnh “ghiền game”. Tối hôm đó, Yến có buổi học thêm môn Toán, ba mẹ bận công việc đi vắng, nhà không có xe, Yến không muốn nghỉ học nên sang nhờ Minh tối đến trường đón Yến. Minh đồng ý, nhưng vì mãi chơi game, Minh đã quên đi đón Yến.

Sáng hôm sau, Minh không thấy Yến. Minh cảm thấy rất có lỗi khi biết tin tối qua, mưa to, đường trơn, trời tối, Yến trượt chân ngã, bị thương khá nặng.

Trưa, Minh đến nhà thăm Yến. - Minh: Yến ơi, đừng giận Minh nha! - Yến: Không thèm nhìn mặt Minh.

- Minh (giọng vừa đùa vừa năn nỉ): Phải chi tối ấy đừng mưa, phải chi tối ấy Minh đưa Yến về! Yến, đừng giận mà! Minh biết Yến thích học hóa. Sáng nay lớp học bài oxi, Minh học chăm chỉ lắm, học giùm Yến luôn đó. Bài này hay lắm, để Minh chỉ lại cho Yến nha: Oxi làm được nhiều điều thú vị lắm, xem nè: Um bala bala… bùm (đốt sợi magie trong không khí)… bùm (đốt sợi lưu huỳnh trong không khí)… Cho xem cái này nữa nè (T.N 11 mục 2.2.5: C2H5OH + O2). Vừa rồi là 3 phản ứng quan trọng của oxi đó, Yến nhớ nghen: oxi tác dụng với kim loại, phi kim, hợp chất do có tính oxi hóa mạnh.

Yến, đừng giận nữa nghen! - Yến: Hong.

- Minh: Yến! (nài nỉ) Yến thấy gì hông (đưa tờ giấy vẽ hình con chim ra). Nó giống Yến hông, dễ thương hén! Mà nó không chịu cười, nếu Minh làm nó cười, tha lỗi cho Minh nha!

Minh dùng que đóm chấm vào miệng chú chim và chú chim đã cười rất tươi. Yến cười theo.

- Minh: Vậy là Yến cười rồi nha, Yến tha lỗi cho Minh hén.

GV: Qua câu chuyện vừa rồi, bạn Minh đã giúp Yến cũng như chúng ta dễ dàng nhớ tính chất hóa học của oxi. Oxi là 1 phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh, có thể tác dụng

với kim loại, phi kim, hợp chất; oxi được điều chế bằng cách nhiệt phân 1 số muối như KNO3, KClO3, KMnO4.

Một phần của tài liệu Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm phần hóa vô cơ THPT (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)