đại
Trong dạy học hóa học, thí nghiệm thật luôn luôn được ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, với một số thí nghiệm nguy hiểm hoặc thời gian kéo dài, thiết bị phức tạp,… hoặc một số dây chuyền sản xuất qui mô lớn, chúng ta có thể thay thế bằng các đoạn video clip thí nghiệm, các mô phỏng, mô hình hay tranh ảnh…Sự khéo léo kết hợp sử dụng thí nghiệm với phương tiện dạy học hiện đại, nhất là công nghệ thông tin sẽ giúp phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học.
VD 1: Hoạt động nghiên cứu tính chất hóa học của flo (Bài 34_10NC. Flo)
Hoạt động GV Hoạt động HS
- GV: Các em hãy quan sát các đoạn video sau và nhận xét về khả năng phản ứng của flo với các đơn chất, hợp chất. * Video 1: Flo tác dụng với các đơn chất và hợp chất - HS nhận xét:
Flo tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất, phản ứng xảy ra mãnh liệt.
- GV: Các phản ứng trên cho thấy flo có tính chất hóa học gì? Giải thích (dựa vào độ âm điện). - GV nhận xét, bổ sung: Flo tác dụng được tất cả các kim loại kể cả vàng và platin; tác dụng trực tiếp với hầu hết phi kim, trừ oxi, nitơ; tác dụng mạnh với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Flo tác dụng hiđro gây nổ mạnh ngay ở nhiệt độ thấp; nước khi đun nóng sẽ bốc cháy trong flo và giải phóng oxi. *Video 2: Flo tác dụng với hiđro mạnh. Do flo là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất, nên flo là phi kim mạnh nhất, dễ dàng nhận thêm 1 electron, thể hiện tính oxi hóa mạnh.
- HS: Quan sát và viết ptpư.
VD 2: Hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của HS (Bài 41-10NC. Oxi, Bài 29_10CB. Oxi – Ozon)
(Lưu trong CD đính kèm)
VD 3: Hoạt động tìm hiểu việc khai thác lưu huỳnh ( Bài 43_10NC, Bài 30_10CB. Lưu
huỳnh)
(Lưu trong CD đính kèm)
VD 4: Hoạt động nghiên cứu tính khử của các kim loại kiềm qua phản ứng của kim loại
kiềm với nước (So sánh khả năng tác dụng với nước của các kim loại kiềm) (Bài 28_12NC. Kim loại kiềm, Bài 25_11CB. Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm)