I. MỤC TIÊU a)Kiến thức
HS biết:
−Tính chất vật lí, ứng dụng của oxi, ozon.
−Phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp, sự tạo ra oxi, ozon trong tự nhiên.
−Cấu hình electron lớp ngoài cùng, cấu tạo phân tử oxi.
−Tính chất hóa học: oxi và ozon có tính oxi hóa rất mạnh, ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
HS vận dụng: Giải một số bài tập tổng hợp có liên quan.
b)Kĩ năng
−Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của oxi. −Quan sát thí nghiệm, hình ảnh,… rút ra nhận xét về tính chất, điều chế… −Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
−Giải được một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
c) Thái độ: HS có ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
−Sử dụng các kết quả nghiên cứu:
Sử dụng các thí nghiệm cải tiến:
+ Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng các dụng cụ đơn giản (T.N 7 mục 2.2.5). + Điều chế oxi trong công nghiệp bằng dụng cụ điện phân làm từ ống tiêm (T.N 8 mục 2.2.5).
+ Oxi tác dụng với kim loại (T.N 9 mục 2.2.5). + Oxi tác dụng với rượu etylic (T.N 11 mục 2.2.5).
Dụng cụ cải tiến: Dụng cụ điện phân làm từ ống tiêm, cầu thu khí oxi làm từ móc quần áo bằng nhôm, dụng cụ dễ kiếm (bình nhựa, lọ thủy tinh, bình xịt,...).
Áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm: Sử dụng phương pháp thí nghiệm phù hợp (VD 2 mục 2.3.2.1); lồng ghép thí nghiệm vào các câu chuyện (VD 1, 2 mục 2.3.4); kết hợp sử dụng thí nghiệm với các phương tiện dạy học (VD 2 mục 2.3.7). −Phương pháp đàm thoại gợi mở.
−Phương pháp biểu diễn thí nghiệm HS. −Phương pháp trực quan.
III. CHUẨN BỊ
Dụng cụ và hóa chất phục vụ cho thí nghiệm như VD 2 mục 2.3.2.1, VD 1, 2 mục 2.3.4,
VD 2 mục 2.3.7.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG - GV: giới thiệu cho HS biết đôi nét
về lịch sử tìm ra nguyên tố Oxi.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, cấu tạo của oxi
- HS hoàn thành phiếu học tập 1. Hoàn thành các thông tin còn
trống về oxi KHNT: CTPT: NTK: PTK: Cấu hình electron: CTCT: Vị trí: A. OXI I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO KHNT: O CTPT:O2 NTK: 8 PTK: 32 Cấu hình electron: 1s2 2s22p4. CTCT: O = O
=> Vị trí: Thuộc chu kì 2, nhóm VIA
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxi
-GV: cho HS quan sát lọ khí oxi, yêu cầu HS mô tả những tính chất vật lí của oxi.
-HS: quan sát và kết hợp với SGK để trả lời.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
(SGK tr.124)
Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất hóa học của oxi
- GV:
+ Dựa vào cấu hình electron, giá trị độ âm điện, hãy dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của oxi và số oxi hóa của oxi trong các hợp chất. + Nêu các phản ứng chứng minh, viết phương trình, xác định số oxi hóa của các nguyên tố.
- HS: kết hợp SGK và bảng HTTH trả lời các câu hỏi.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
CỦA OXI
Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh. Trong các hợp chất (trừ hợp chất với flo), O có số oxi hóa là - 2
- GV: từ sự thay đổi số oxi hóa, kết luận lại tính chất oxi hóa của oxi.
2Mg + O2 2MgO C + O2 CO2 C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O to to to -2 -2 -2 0 0 0 0 +2 +4 +4 -2 0 -2 :
Kết luận: Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách điều chế oxi
VD 2 mục 2.3.2.1
Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng của oxi
- GV: Mỗi HS hãy nêu một ứng dụng của oxi mà em biết. (Gọi lần lượt HS trả lời)
- GV: Tổng kết lại các ứng dụng của oxi qua biểu đồ.
- GV: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS (VD 2 mục 2.3.7) IV.ỨNG DỤNG (SGK tr.125) Hoạt động 6: Tìm hiểu tính chất của ozon
- HS: tham khảo SGK trình bày tính chất vật lí của ozon.
- GV: nhấn mạnh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi và yêu cầu HS viết ptpư chứng minh.
Hoạt động 7: Tìm hiểu về ozon trong tự nhiên và các ứng dụng của nó
B. OZON CTPT :O3 I. Tính chất
-Khí, xanh nhạt, mùi đặc trưng, hóa lỏng ở -112oC, tan trong nước nhiệu hơn so với khí oxi.
-Tính oxi hoá rất mạnh và mạnh hơn oxi
- GV: giới thiệu HS về ozon trong tự nhiên, các ứng dụng của ozon, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. Ozon trong tự nhiên
(SGK tr.127)
III. Ứng dụng
(SGK tr.127)
3. Củng cố
GV kể câu chuyện “Món quà sinh nhật” hoặc “Lời xin lỗi” (VD 1, 2 mục 2.3.4), đồng thời mời 2 HS cùng minh họa cho câu chuyện.
4. Dặn dò
* HS làm các bài tập
+ Bài tập 1, 2, 3, 4, 6 trang 127, 128 SGK. + Bài tập 6.1,6.4, 6.5 trang 44, 45 SBT * HS chuẩn bị trước bài 30. LƯU HUỲNH