Giáo án bài luyện tập, ôn tập

Một phần của tài liệu Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm phần hóa vô cơ THPT (Trang 111 - 113)

Giáo án 4: Bài 42. Luyện tập: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ (12CB)

I. MỤC TIÊU a)Kiến thức

Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí.

b)Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm nhận biết.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

−Áp dụng biện pháp tăng cường sử dụng các bài tập thực nghiệm. −Phương pháp đàm thoại.

−Thí nghiệm của HS.

−Phương pháp hoạt động nhóm.

III. CHUẨN BỊ

− Phiếu học tập gồm:

Câu 1. Chỉ dùng một thuốc thử, hãy nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau: NH4Cl, FeCl2, FeCl3, AlCl3, CuCl2, MgCl2.

Câu 2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau: Na2S, Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4, NaNO3, NaCl.

Câu 3: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các lọ khí sau: SO2, CO2, NH3, H2S, N2, O2.

Câu 4: Cho quì tím lần lượt vào các dung dịch sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, NaHCO3, NaHSO4, NH4Cl, CH3COONa, HCl, NaOH, NH3. Nêu hiện tượng, giải thích

*Bảng tổng kết kiến thức về cách nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí.

Cation Thuốc thử Hiện tượng Giải thích

Anion Thuốc thử Hiện tượng Giải thích

Khí Mùi Thuốc thử Hiện tượng Giải thích

−Các hóa chất dạng dung dịch (như liệt kê trong phiếu học tập), một số thuốc thử (quì tím, Ba(NO3)2, AgNO3, Cu), ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Có thể dùng dd nước vôi trong để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 được không? Vì sao? Hãy trình bày cách nhận biết từng khí, viết các phương trình hóa học.

3. Bài mới

Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức

−GV: Chia lớp thành 4 đội (theo 4 tổ), các tổ phân chia nhiệm vụ (mỗi 3 bạn sẽ hoàn thành 1 câu trong phiếu học tập).

−Thời gian hoạt động nhóm: 5phút.

−HS: các nhóm hoàn thành xong nhanh chóng nộp kết quả cho GV.

−GV: Mời các nhóm có câu trả lời nhanh nhất trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.

−GV: Nhận xét các câu trả lời, cho điểm từng nhóm và cả đội.

−HS: các nhóm có câu trả lời tốt nhất đại diện trình bày các thí nghiệm nhận biết, cả lớp quan sát, đồng thời hoàn thành bảng tổng kết kiến thức về cách nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí trong phiếu học tập.

−GV: Nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 2: Bài tập vận dụng, củng cố

−HS giải các bài tập 2, 4, 5 SGK tr.180. −GV: Gọi HS lên bảng sửa, nhận xét.

4. Dặn dò

− HS làm bài tập 1, 3 tr.180 SGK.

− Chuẩn bị: Bài 43. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm phần hóa vô cơ THPT (Trang 111 - 113)