học để tăng hứng thú cho HS
GV có thể thiết kế một số thí nghiệm thành các tiết mục ảo thuật hóa học hoặc thí nghiệm vui, thí nghiệm đố. Các thí nghiệm này luôn tạo được sự bất ngờ, thích thú ở HS, có
thể tiến hành nhằm tạo tình huống hấp dẫn, gây tò mò hay tình huống có vấn đề, từ đó dẫn dắt các em chiếm lĩnh kiến thức hoặc kích thích HS vận dụng những điều đã học để giải thích hiện tượng. Sử dụng thí nghiệm theo biện pháp này để lại ấn tượng rất sâu sắc trong HS, nên các em sẽ khắc ghi và nhớ kiến thức lâu hơn.
VD 1: Hoạt động tìm hiểu chất chỉ thị axit – bazơ (Vẽ tranh bằng mực không màu) (Bài 4_11 NC, Bài 3_ 11CB. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ)
- GV: Hôm nay cô đã mời đến lớp chúng ta 1 họa sĩ rất tài hoa. Chỉ bằng 1 lọ mực tím kết hợp với những lọ mực không màu, ngài có thể tạo nên 1 bức tranh nhiều màu sắc. Ngay bây giờ, ngài họa sĩ sẽ biểu diễn cho cả lớp chúng ta xem, các em hãy quan sát xem ngài đã pha các cốc màu như thế nào nhé.
*GV đã chuẩn bị sẵn một khay hóa chất như sau: Cốc 1: dd axit HCl (hoặc bất kì một axit loãng khác). Cốc 2: dd NH4Cl.
Cốc 3: nước xà phòng (hoặc bất kì dd có tính kiềm khác). Cốc 4: dd NH3 đậm đặc.
Cốc 5: dd phenolphtalein. Cốc 6: dd nước bắp cải tím.
Trong mỗi cốc đã có sẵn 1 chiếc cọ (có thể sử dụng tăm bông, hoặc dùng bông gòn quấn trên chiếc que để làm cọ).
- HS: (1 HS đóng vai ngài họa sĩ và thực hiện thí nghiệm)
Lấy chiếc cọ trong cốc 1 vẽ, tô 1 quả bong bóng (không màu).
Lấy chiếc cọ trong cốc mực tím (cốc 6) tô lên quả bong bóng (không màu) vừa vẽ, lập tức, bong bóng chuyển sang màu đỏ hồng.
Chú ý: trước khi bỏ chiếc cọ trở lại cốc, phải cắm vào cốc nước cất để rửa sạch.
Tương tự, tạo ra các quả bóng đỏ, xanh lam, xanh lá…khi kết hợp lần lượt các cốc theo trình tự:
Cốc 2 + 6: Bóng không màu chuyển sang đỏ hồng nhạt. Cốc 3 + 6: Bóng không màu chuyển sang xanh lá. Cốc 4 + 6: Bóng không màu chuyển sang xanh lam. Cốc 5+ 3 hoặc 4: Bóng không màu chuyển sang hồng.
- GV: Bức tranh thật nhiều sắc màu phải không các em? Tại sao các cốc mực không màu lại có thể tạo nên nhiều màu sắc như vậy?
- HS dự đoán:
Cốc mực tím chứa dung dịch quì tím.
Các cốc dung dịch không màu chứa axit, bazơ và phenolphtalein. Màu xanh được tạo ra do dung dịch kiềm tác dụng quì tím
Màu đỏ được tạo ra do dung dịch axit tác dụng quì tím
Màu hồng được tạo ra do dung dịch kiềm tác dụng phenolphtalein hoặc do axit loãng tác dụng quì tím.
- GV: Như vậy phenolphtalein, quì tím có màu biến đổi tùy theo môi trường (tức tùy pH dung dịch), chúng ta gọi những chất có màu biến đổi phụ thuộc giá trị pH của dung dịch như vậy là chất chỉ thị axit – bazơ.
- HS: Nhắc lại khái niệm chất chỉ thị axit – bazơ, ghi nhận các khoảng biến đổi màu của các chất chỉ thị thường gặp.
VD 2: Hoạt động tìm hiểu tính háo nước của H2SO4 đặc (Tạo ra lửa không cần diêm) (Bài 45_10NC. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh, Bài 33_10CB. Axit sunfuric – Muối sunfat)
(Lưu trong CD đính kèm)