Từ việc nghiên cứu cấu trúc chương trình hóa vô cơ THPT cùng với tham khảo các tài liệu [1], [6], [27], [29], [30], [31], chúng tôi xin đề xuất hệ thống các thí nghiệm được sắp xếp theo từng khối lớp, từng chương, bài, giúp giáo viên có thể thuận tiện lựa chọn, sử dụng khi dạy phần hóa học vô cơ.
Lớp 10 (29 thí nghiệm)
Chương 4: Nhóm halogen
*Thí nghiệm về clo
Thí nghiệm 1: Điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm 2: Điều chế clo bằng phương pháp điện phân. Thí nghiệm 3: Clo tác dụng với kim loại.
Thí nghiệm 4: Clo tác dụng với H2.
Thí nghiệm 5: Clo tác dụng với H2O. Tính tẩy màu của axit hipoclorơ. Thí nghiệm 6: Clo tác dụng muối của halogen khác.
*Thí nghiệm về hiđro clorua – axit clohiđric
Thí nghiệm 7: Điều chế và thử tính tan của hiđro clorua. Thí nghiệm 8: Axit clohiđric tác dụng với kim loại. *Thí nghiệm về hợp chất chứa oxi của clo
Thí nghiệm 9: Điều chế nước Gia-ven, clorua vôi. Thí nghiệm 10: Tính oxi hóa của KClO3.
*Thí nghiệm về Brom, Iot, Flo Thí nghiệm 11: Điều chế brom.
Thí nghiệm 12: Brom tác dụng với nhôm. Thí nghiệm 13: Sự thăng hoa của iot.
Thí nghiệm 14: So sánh độ hoạt động của Cl2, Br2, I2. Thí nghiệm 15: Nhận biết muối clorua, bromua, iotua. Thí nghiệm 16: HF ăn mòn thủy tinh.
Chương 5: Oxi – Lưu huỳnh
*Thí nghiệm về oxi và hiđro peoxit
Thí nghiệm 17: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Thí nghiệm 18: Oxi tác dụng kim loại (Na, Mg, Fe) và phi kim (S, C, P). Thí nghiệm 19: Tính chất của hiđro peoxit.
*Thí nghiệm về lưu huỳnh
Thí nghiệm 20: Lưu huỳnh tác dụng kim loại: Natri, sắt, đồng. Thí nghiệm 21: Lưu huỳnh tác dụng H2.
*Thí nghiệm về H2S
Thí nghiệm 22: Điều chế, đốt cháy H2S (tính khử H2S). Thí nghiệm 23: Nhận biết muối sunfua.
*Thí nghiệm về SO2
Thí nghiệm 24: Điều chế SO2, đặc điểm làm mất màu cánh hoa của SO2. Thí nghiệm 25: SO2 làm mất màu Br2, I2.
*Thí nghiệm về H2SO4
Thí nghiệm 26: Tính axit của axit H2SO4 loãng (đổi màu quỳ tím, tác dụng kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối).
Thí nghiệm 27: Tính oxi hóa của H2SO4 đặc (tác dụng Cu, Fe2+ , I-).
Thí nghiệm 28: Tính háo nước của H2SO4 đặc (tác dụng đường, giấy, bông). Thí nghiệm 29: Nhận biết muối sunfat.
Lớp 11 (31 thí nghiệm)
Chương 1: Sự điện li
*Thí nghiệm về chất điện li
Thí nghiệm 1: Tính dẫn điện của dung dịch điện li. *Thí nghiệm về axit – bazơ – muối
Thí nghiệm 2: Hiđroxit lưỡng tính. Thí nghiệm 3: NH3 làm đổi màu quì tím. *Thí nghiệm về pH
Thí nghiệm 4: Chất chỉ thị bằng hoa, bắp cải. Thí nghiệm 5: Xác định pH của dung dịch. *Thí nghiệm về phản ứng thủy phân của muối
Thí nghiệm 6: Tính axit – bazơ của dung dịch muối.
Chương 2: Nitơ – Photpho
*Thí nghiệm về nitơ
Thí nghiệm 7: Điều chế N2.
Thí nghiệm 8: Tính chất không duy trì sự sống, sự cháy của N2. *Thí nghiệm về NH3 và muối amoni
Thí nghiệm 9: Điều chế NH3 (Muối amoni tác dụng dung dịch kiềm). Thí nghiệm 10: Tính tan của NH3.
Thí nghiệm 11: Trứng chui vào bình. Thí nghiệm 12: NH3 tác dụng khí HCl. Thí nghiệm 13: NH3 cháy trong oxi.
Thí nghiệm 14: NH3 tác dụng dung dịch muối kim loại. Thí nghiệm 15: Khả năng tạo phức của NH3 (NC). Thí nghiệm 16: Nhiệt phân muối amoni.
*Thí nghiệm về axit nitric và muối nitrat
Thí nghiệm 17: Tính oxi hóa mạnh của axit HNO3 (tác dụng kim loại, phi kim, hợp chất).
Thí nghiệm 18: Điều chế axit nitric.
Thí nghiệm 19: Tính oxi hóa mạnh của muối nitrat. Thí nghiệm 20: Nhiệt phân muối nitrat.
Thí nghiệm 21: Nhận biết NO3- .
*Thí nghiệm về photpho và muối photphat
Thí nghiệm 22: So sánh khả năng hoạt động của photpho trắng và photpho đỏ. Thí nghiệm 23: Tính tan khác nhau của muối photphat.
Chương 3: Cacbon – Silic
*Thí nghiệm về cacbon
Thí nghiệm 24: Sự hấp thụ của than gỗ.
Thí nghiệm 25: Cacbon tác dụng với CuO, PbO. *Thí nghiệm về các hợp chất của cacbon
Thí nghiệm 26: Tính chất vật lí của khí CO2.
Thí nghiệm 27: Tính chất hóa học của khí CO2 và axit cacbonic. Thí nghiệm 28: Sự biến đổi giữa muối axit, muối trung hòa. Thí nghiệm 29: Nhiệt phân muối cacbonat.
*Thí nghiệm về silic và hợp chất
Thí nghiệm 30: Điều chế axit H2SiO3. Thí nghiệm 31: Tính chất của muối silicat.
Lớp 12 (30 thí nghiệm)
*Thí nghiệm về tính chất kim loại và dãy điện hóa
Thí nghiệm 1: Thí nghiệm về độ dẫn điện của kim loại. Thí nghiệm 2: Kim loại tác dụng phi kim (Fe tác dụng Cl2).
Thí nghiệm 3: Kim loại tác dụng muối - Fe và Cu(NO3)2, Cu và AgNO3. (dãy điện hóa kim loại).
Thí nghiệm 4: Kim loại và H2O. *Thí nghiệm về sự ăn mòn kim loại
Thí nghiệm 5: Sự ăn mòn kim loại trong dung dịch điện li.
Thí nghiệm 6: Thí nghiệm H2SO4 tác dụng Fe, thêm vài giọt CuSO4. *Thí nghiệm về điều chế kim loại
Thí nghiệm 7: Điều chế kim loại bằng phương pháp thủy luyện. Thí nghiệm 8: Điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện. Thí nghiệm 9: Điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân.
Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
*Thí nghiệm về kim loại kiềm Thí nghiệm 10: Na tác dụng O2. Thí nghiệm 11: Na tác dụng H2O. Thí nghiệm 12: Na tác dụng HCl.
Thí nghiệm 13: Xác định ion kim loại kiềm, kiềm thổ. *Thí nghiệm về kim loại kiềm thổ và hợp chất
Thí nghiệm 14: Mg tác dụng O2. Thí nghiệm 15: Mg, Ca tác dụng H2O. Thí nghiệm 16: Hợp chất Ca(OH)2.
Thí nghiệm 17: Cách khử tính cứng của nước. *Thí nghiệm về nhôm và hợp chất
Thí nghiệm 18: Nhôm mọc lông tơ. Thí nghiệm 19: Nhôm tác dụng nước.
Thí nghiệm 20: Tính chất lưỡng tính của Al2O3.
Thí nghiệm 21: Điều chế Al(OH)3 và thử tính lưỡng tính của nó.
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
*Thí nghiệm về sắt và hợp chất
Thí nghiệm 23: Điều chế Fe(OH)2, Fe(OH)3.
Thí nghiệm 24: Tính chất muối sắt (II), muối sắt (III). *Thí nghiệm về Crom và hợp chất
Thí nghiệm 25: Tính chất lưỡng tính của Cr2O3.
Thí nghiệm 26: Điều chế Cr(OH)3 và thử tính lưỡng tính của nó. Thí nghiệm 27: Sự chuyển hóa giữa muối cromat và đicromat. Thí nghiệm 28: Tính oxi hóa của muối đicromat.
*Thí nghiệm về đồng và hợp chất
Thí nghiệm 29: Tính chất của Cu (tác dụng phi kim, axit, muối). Thí nghiệm 30: Điều chế và thử tính chất của Cu(OH)2.