Biện pháp 7: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm tại nhà nhằm phục vụ

Một phần của tài liệu Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm phần hóa vô cơ THPT (Trang 106 - 107)

trình tìm tòi, khám phá, củng cố kiến thức

GV có thể chọn các thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và gắn với đời sống hướng dẫn HS làm tại nhà. Việc làm thí nghiệm tại nhà có một ý nghĩa rất đặc biệt. Chúng phần nào đáp ứng niềm yêu thích làm thí nghiệm của một số HS, giúp các em thêm tin tưởng vào khoa học và tin tưởng ở bản thân mình; giúp cho HS củng cố kiến thức đã học, đồng thời cũng là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là con đường dẫn các em đến với việc nghiên cứu, tìm tòi, khám phá cuộc sống.

VD 1: Hoạt động tìm hiểu sự điện li của các chất (Bài 1_11NC, CB. Sự điện li)

GV giao cho HS đề tài: Các em hãy làm một dụng cụ thử dung dịch điện li và kiểm tra xem một số dung dịch quanh em có điện li hay không, tại sao?

Hướng dẫn:

−Cách làm dụng cụ thử dung dịch điện li: theo hướng dẫn ở T.N 15 mục 2.2.5.

−Gợi ý HS sử dụng các dung dịch có tại nhà: nước muối, giấm ăn, nước chanh, tắc, nước xà phòng,…

−Báo cáo kết quả: (ít nhất là 5 dung dịch)

STT Tên dung dịch Đèn sáng hay không? Giải thích

−HS nộp báo cáo, đồng thời trình bày sản phẩm (dụng cụ thử dung dịch điện li) trước cả lớp vào buổi học tiếp theo.

VD 2: Hoạt động tìm hiểu pH của các dung dịch điện li (Bài 4_11NC, Bài 3_11CB. Sự

điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ)

(Lưu trong CD đính kèm)

VD 3: Hoạt động làm pin điện bằng trái cây, so sánh độ sáng đèn trong các trường hợp (Bài 20_12NC. Dãy điện hóa của kim loại)

GV giao cho HS đề tài: Hãy chọn 2 trong các loại trái cây (cà chua, chanh, tắc, mận,…) và tiến hành làm 2 pin điện từ chúng. So sánh độ sáng đèn trong 2 trường hợp, giải thích.

Hướng dẫn:

−Cách làm pin điện bằng trái cây: T.N 19 mục 2.2.5.

Một phần của tài liệu Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm phần hóa vô cơ THPT (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)