Biện pháp 4: Tăng cường sử dụng các bài tập thực nghiệm, thiết kế

Một phần của tài liệu Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm phần hóa vô cơ THPT (Trang 102 - 103)

thực hành dưới dạng các bài tập thực nghiệm

Bài tập thực nghiệm tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”. Việc giải bài tập cũng trở nên thú vị hơn khi các em được tự mình vạch ra phương án và tiến hành làm thí nghiệm để giải quyết vấn đề. Mặc dù có nhiều tác dụng, nhưng lượng bài tập thực nghiệm vẫn chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong chương trình hiện nay và cũng chưa được GV sử dụng thường xuyên, do đó, hiệu quả mang lại chưa cao. Để dần đưa loại bài tập này về đúng vị trí quan trọng của nó, phát huy hiệu quả nhiều hơn, ta cần đi từ bài tập thực nghiệm có nội dung đơn giản, dễ thực hiện tiến dần lên những bài tập phức tạp mà trước mắt, có thể thiết kế bài thực hành dưới dạng các bài tập thực nghiệm.

VD 1: Hoạt động điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua (Bài thực hành số

6_10NC, Bài thực hành số 5_10CB. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh)

Bài tập: Từ các hóa chất FeS, dd HCl, hãy điều chế khí H2S và chứng minh H2S là một chất khử mạnh. Viết ptpư minh họa.

Hoạt động GV Hoạt động HS

- GV: Từ các hóa chất FeS, dd HCl, hãy điều chế khí H2S và chứng minh H2S là một chất khử mạnh. Viết ptpư minh họa.

- GV: Mời các nhóm trình bày kế hoạch giải bài tập, chọn ra phương án tối ưu nhất.

- HS: Các nhóm thảo luận đề xuất các ptpư, cách thức tiến hành các phản ứng đó dựa trên các hóa chất, dụng cụ đã được GV chuẩn bị cho các nhóm. - HS: đề ra phương án tối ưu:

+ Điều chế H2S bằng cách cho FeS tác dụng dd HCl rồi đốt khí sinh ra.

+ Tiến hành:

Lắp ống nghiệm lên giá, chuẩn bị sẵn 1 nút đậy có ống vuốt nhọn.

Cho 1 ít FeS vào ống nghiệm, nhỏ vào một ít dd HCl, đậy ống nghiệm bằng nút có ống vuốt nhọn. Đốt khí thoát ra từ ống vuốt nhọn.

chung nghiệm, các thành viên còn lại quan sát hiện tượng, báo cáo kết quả.

Tên thí nghiệm Hiện tượng Ptpư Giải thích, kết luận

VD 2: Hoạt động điều chế và chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit (Bài

thực hành số 6_10NC, Bài thực hành số 5_10CB. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh)

(Lưu trong CD đính kèm)

VD 3: Hoạt động tìm hiểu tính axit bazơ của các dung dịch (Bài 8 _11NC. Thực hành:

Tính axit – bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li)

(Lưu trong CD đính kèm)

VD 4: Hoạt động phân biệt một số loại phân bón hóa học (Bài 18_11NC. Thực hành:

Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt một số loại phân bón hóa học)

(Lưu trong CD đính kèm)

Một phần của tài liệu Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm phần hóa vô cơ THPT (Trang 102 - 103)