III. CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THẬT MỚ
3. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây thì chính quyền địa phương cũng quan tâm nhiều đến việc đầu tư các cơ sở hạ tầng, nhất là tập trung vào giao thông và thủy lợi. Tuy nhiên, sự quan tâm đầu tư của các cơ quan ban ngành cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân tại vùng. Để khái quát về tình hình này thì dùng thang điểm từ 1 cho đến 10 (1 rất tệ 10 rất tốt) để người dân đánh giá về cơ sở hạ tầng của ấp mình. Qua 40 mẫu phỏng vấn thì có kết quả như sau:
Bảng 19: Đánh giá về cơ sở hạ tầng của nông hộ
Điểm đánh giá Số hộ Phần trăm (%)
1 1 2,5 4 3 7,5 5 7 17,5 6 4 10,0 7 8 20,0 8 9 22,5 9 6 15,0 10 2 5,0 Tổng 40 100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Qua kết quả trên ta thấy có 1 hộ (2,5%) cho là cơ sở hạ tầng rất tệ, có 2 hộ (5%) thì cho cơ sở hạ tầng rất tốt không, còn 7 hộ (17,5%) thì đánh giá là trung bình, có 3 hộ đánh giá dưới trung bình và có 26 hộ (90%) đánh giá trên trung bình.
Điều này chứng tỏ rằng việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng không đồng đều giữa các ấp trong cùng một xã. Còn có hộ đánh giá dưới trung bình đó là các hộ nằm sâu vào phía trong (không nằm ngay trên đường quốc lộ) nên việc đi lại khó khăn và qua đó các hộ này tiếp thu các tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng rất hạn chế.
Trong những năm sắp tới đây thì chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành cần quan tâm và thu hút vốn đầu tư nhiều hơn nữa để cải tạo cơ sở hạ tầng cho đồng đều ở các ấp.
Nhìn chung, về cơ sở hạ tầng mong muốn của người dân là chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành quan tâm nhiều hơn nữa vào các hệ thống sau đây để phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 20: Các khâu cần đầu tư để phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp
Các khoản cần đầu tư thêm Số hộ Phần trăm (%)
Đường xá 13 32,5
Hệ thống điện 5 12,5
Thủy lợi 14 35,0
Nước sạch 1 2,5
Chợ tiêu thụ 16 40,0
Phương tiện (tàu, xe) 2 5,0
Đầu tư khác 4 10,0
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ) Mong muốn chung của đa số hộ nông dân là cần đầu tư nhiều hơn nữa về: chợ tiêu thụ; về thủy lợi để đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho đồng lúa của mình và cuối cùng là đường xá để đi lại cho thuận tiện hơn. Mong muốn lớn nhất của nông dân là phải có chợ tiêu thụ để ổn định giá cả cho các mặt hàng nông sản để người dân an tâm đầu tư vào việc áp dụng các mô hình mới nhất là mô hình về giống mới, vì giống mới thì có rất nhiều loại, nếu không có chỗ tiêu thụ ổn định thì người dân không dám mạnh dạng gieo trồng giống mới (do sợ không có ai mua).
Còn về các đầu tư khác như: đầu tư hệ thống điện, đầu tư về nước sạch cho nông dân, đầu tư các phương tiện tàu, xe để đi lại cho thuận tiện thì chưa cần thiết lắm để sau này đầu tư cũng chưa muộn (chỉ có một vài hộ chọn).
Nhìn chung, các cơ quan chính quyền địa phương cũng quan tâm nhiều đến việc đầu tư về cơ sở hạ tầng nhất là đầu tư về hệ thống thủy lợi, đường xá, nhưng vì xã Hồ Đắc Kiện là một xã nghèo, cũng còn có nhiều hộ ở sâu vào phía trong nên việc đầu tư về đường xá, hệ thống thủy lợi cũng chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của người dân trong ấp (nhất là đường xá vào mùa mưa là việc đi lại rất khó khăn vì vẫn còn là đường đi bằng đất).
Ngoài ra, tại xã Hồ Đắc Kiện không có chợ nên việc đầu tư để xây dựng chợ là rất cần thiết cho người dân trong xã, nhất là các chợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản, để các mặt hàng này bán được giá cao hơn tránh tình trạng các hộ bị thương lái ép giá.