IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚ
2. Đối với hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mớ
Đối với hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì phỏng vấn trực tiếp 10 hộ. Sau đây là các kết quả của các nông hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong canh tác. Ở đây tất cả các bảng chỉ lấy các chỉ số trung bình cộng qua 10 hộ (giá trị lớn nhất, nhỏ nhất không xét đến). Các số liệu đều tính cho một công đất canh tác.
Qua sử lý số liệu bằng phần mềm SPSS ta có bảng 24 như sau:
Bảng 24: Chi phí, thu nhập và thu nhập ròng của nông hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Khoản mục ĐVT Giá trị trung
bình cộng Tỷ lệ (%)
Chi phí giống Đồng/công 69.073 9,91
Chi phí phân bón Đồng/công 221.486 31,77
Chi phí thuốc trừ sâu Đồng/công 102.077 14,64
Chi phí thuốc diệt cỏ Đồng/công 19.841 2,85
Chi phí chuẩn bị đất Đồng/công 43.196 6,20
Chi phí gieo sạ, cấy Đồng/công 29.479 4,23
Chi phí chăm sóc Đồng/công 17.151 2,46
Nhiên liệu, năng lượng Đồng/công 7.376 1,06
Chi phí vận chuyển và thu hoạch Đồng/công 137.438 19,71
Lãi suất Đồng/công 19.617 2,81
Thuê đất Đồng/công 13.636 1,96
Thuế, các khoản phí Đồng/công 8.940 1,28
Chi phí khác Đồng/công 7.917 1,14
Tổng chi phí (1) Đồng 697.227 100
Năng suất Kg/công 814
Giá bán Đồng 1.817
Thu nhập (2) Đồng/công 1.479.038
Thu nhập ròng (2 – 1) Đồng/công 781.811
(Nguồn: Tổng hợp 10 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng trong tổng chi phí bỏ ra cho 1 công đất thì chi phí về phân bón chiếm nhiều nhất 221.486 đồng/công (31,77%), thứ hai là
chi phí vận chuyển và thu hoạch 137.438 đồng/công (19,71%), thứ ba là chi phí thuốc trừ sâu 102.077 đồng/công (14,64%), kế đến là chi phí về giống 69.073 đồng/công (9,91%), các chi phí còn lại thì chiếm không đáng kể.
Năng suất đạt bình quân 814 kg/công, đây là năng suất tương đối cao. Giá bán bình quân 1.817 đồng/kg, trong những năm gần đây nói chung các hộ nông dân đều bán lúa với giá tương đối cao và ổn định hơn nhiều so với những năm trước đó (trước giá bán dao động trong khoảng 1.200 đồng/kg đến 1.500 đồng/kg). Do đó với chi phí bỏ ra trong một vụ cho một công là 697.227 đồng thì người dân thu được 781.811 đồng lợi nhuận ròng (Thu nhập – chi phí).
Nhìn chung, năng suất tăng, giá bán lúa tăng nhưng người dân làm vẫn không có lời nhiều vì chi phí về thu hoạch, vận chuyển trong sản xuất hiện nay dao động trong khoảng 120.000 – 180.000 đồng/công tăng nhiều hơn so với trước đây (trước đây khoảng 70.000 – 100.000 đồng/công).
Bảng 25: Các tỷ số tài chính của các hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Khoản mục ĐVT Giá trị trung bình
Tổng chi phí Đồng/công 697.227 Thu nhập Đồng/công 1.479.038 Thu nhập ròng Đồng/công 781.811 Thu nhập / chi phí Lần 2,12 Thu nhập ròng / chi phí Lần 1,12 Thu nhập ròng / thu nhập Lần 0,53
Tổng Ngày công Ngày 40
Thu nhập ròng/ngày công Đồng/ngày công 19.545
Thu nhập/ngày công Đồng/ngày công 36.976
Thu nhập ròng/ngày Đồng/ngày 7.446
(Nguồn: Tổng hợp 10 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra sẽ tạo được 2,12 đồng thu nhập và 1,12 đồng thu nhập ròng.
Với 1 đồng thu nhập thì sẽ mang lại cho nông dân 0,53 đồng thu nhập ròng.
Với 1 ngày làm việc của nông dân (ngày công) sẽ mang lại thu nhập 36.976 đồng và mang lại 19.545 đồng thu nhập ròng (vì một vụ người dân chỉ làm việc có 40 ngày, một vụ kéo dài khoảng 105 ngày). Nhưng nếu tính thu nhập
trong ròng một ngày thì sẽ mang lại cho nông dân 7.446 đồng thu nhập ròng (trong suốt một vụ thì một ngày nếu người dân không làm gì cả hoặc có làm công việc đồng áng thì cũng có 7.446 đồng).