Áp dụng các mô hình kỹ thuật mới khác

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuấtlúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng (Trang 65 - 70)

IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚ

3. Đối với hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới 1 Áp dụng mô hình giống mớ

3.4. Áp dụng các mô hình kỹ thuật mới khác

Mô hình mới khác bao gồm các mô hình sau: mô hình lúa – thủy sản, mô hình lúa – màu, sử dụng bảng so màu lá lúa. Thông qua 40 mẫu phỏng vấn trực tiếp các nông hộ sản xuất lúa thì có 11 hộ là hiện đang áp dụng các mô hình này (chiếm 27,5%). Các mô hình này được người dân ở đây bắt đầu áp dụng rộng rãi từ năm 2003 (mô hình này tương đối mới với các nông hộ) và cho đến nay thì chưa có nhiều hộ áp dụng vì các mô hình này hiện nay chưa có mở nhiều lớp tập huấn cho bà con.

Qua xử lý phần mềm SPSS và tổng hợp lại các khoản chi phí, thu nhập và thu nhập ròng ta có bảng so sánh các khoản chi phí, thu nhập và thu nhập ròng (xem bảng 32, trang 67).

Qua bảng số liệu ở trang 67, ta thấy rằng trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí phân bón là chiếm nhiều nhất trong tổng chi phí (236.737 đồng/công tương ứng 38,44%) và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí này vẫn là chi phí cao nhất trong tổng chi phí (176.279đồng/công, tương ứng 34,69%). Sau khi áp dụng mô hình này thì chi phí này giảm đáng kể, giảm 60.458 đồng/công (giảm 25,54%).

Kế đến là chi phí thu hoạch và vận chuyển, trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí này chiếm 17,31% trong tổng chi phí (106.637 đồng/công), sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí này chiếm 26,07% trong tổng chi phí (132.450 đồng/công). Như vậy, sau khi áp dụng các mô hình này thì chi phí này tăng lên rất nhiều, tăng 24,21% (tăng 25.813 đồng/công). Chi phí này tăng nhiều như vậy cũng là một chuyện bình thường vì tình hình thị trường hiện tại không giống như trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới tất cả giá cả đầu vào của quá trình sản xuất đều tăng lên rất nhiều.

Sau chi phí vận chuyển và thu hoạch là chi phí thuốc trừ sâu, trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chi phí này chiếm 13,82% trong tổng chi phí (85.094 đồng/công), sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chỉ còn 10,07%

trong tổng chi phí (51.165 đồng/công). Như vậy, sau khi áp dụng mô hình này thì chi phí này giảm 33.929 đồng/công (giảm 39,87%).

Trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí về giống chiếm 11,29% trong tổng chi phí (69.513 đồng/công), sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì chi phí này chỉ chiếm 5,06% (25.695 đồng/công). Đây là một chi phí giảm nhiều nhất sau khi áp dụng mô hình kỹ thuật mới khác (giảm 63,04%, tương ứng giảm 43.818 đồng/công). Nguyên nhân chính để chi phí này giảm trên 60% là vì người dân đã gieo sạ thưa hơn so với cách gieo sạ trước đây.

Các loại chi phí còn lại thì chiếm không nhiều trong tổng chi phí.

Nhìn chung, trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì cũng giảm được một số loại chi phí nhưng cũng có một số loại chi phí tăng lên, nên tổng hợp lại thì sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì tiết kiệm được 107.761 đồng/công (17,50%).

Về giá bán thì do sự tác động của thị trường nên giá bán sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì cao hơn trước khi áp dụng 565 đồng/kg (tăng 34,50%). Do các hộ áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác nên năng suất đạt được cao hơn so với trước khi áp dụng là 149 kg/công (tăng 20,25%).

Với năng suất tăng, giá bán tăng nên thu nhập tăng 743.846 đồng/công (tăng 61,73%) và tổng chi phí thì giảm, thu nhập tăng nên thu nhập ròng cũng từ đó mà tăng theo tăng 851.607 đồng/công (tăng 144,57%). Đây là một điều đáng mừng đối với nông dân.

Để thấy rõ các chi phí nào tăng hay giảm trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì xem đồ thị 4 sau đây:

Chú thích:

1. Chi phí giống 8. Nhiên liệu

2. Chi phí phân bón 9. Vận chuyển và thu hoạch 3. Chi phí thuốc trừ sâu 10. Lãi suất

4. Chi phí thuốc diệt cỏ 11. Thuê đất 5. Chi phí chuẩn bị đất 12. Thuế, phí

6. Chi phí gieo sạ, cấy 13. Chi phí khác 7. Chi phí chăm sóc

Qua đồ thị 4 ta thấy rằng các chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu là giảm đáng kể, riêng chi phí vận chuyển và thu hoạch thì tăng lên nhiều. Các chi phí còn lại nhìn chung không có sự khác biệt gì nhiều giữa trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác.

Đồng/công 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0

Sau đây là bảng so sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác..

Bảng 33: So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác

Khoản mục ĐVT

Giá trị trung bình Chênh lệch sau/trước khi áp dụng Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng chi phí Đồng/công 615.872 508.111 -107.761 -17,50 Thu nhập Đồng/công 1.204.950 1.948.796 743.846 61,73 Thu nhập ròng Đồng/công 589.078 1.440.685 851.607 144,57 TN/CP Lần 1,96 3,84 1,88 96,03 TNR/CP Lần 0,96 2,84 1,88 196,43 TNR/TN Lần 0,49 0,74 0,25 51,22

Ngày công (NC) Ngày 46 36 -10 -21,74

TNR/NC Đồng/công/NC 12.806 40.019 27.213 212,50

TN/NC Đồng/công/NC 26.195 54.133 27.939 106,66

TNR/ngày Đồng/công/ngày 5.610 14.407 8.797 156,79

(Nguồn: Tổng hợp 11 mẫu phỏng vấn nông hộ)

Trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì bình quân 1 vụ kéo dài trung bình 105 ngày, còn sau khi áp dụng thì 1 vụ kéo dài khoảng 100 ngày.

Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 3,84 đồng thu nhập (tăng 96,03% so với trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác).

Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 2,84 đồng thu nhập ròng (tăng 196,43% so với trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác).

Với 1 đồng thu nhập thì sẽ mang lại cho nông dân 0,74 đồng thu nhập ròng (tăng 51,22% so với trước khi áp dụng).

Tổng ngày công lao động cho đồng ruộng giảm 10 ngày so với trước khi áp dụng mô hình này (giảm 21,74%).

Với 1 ngày làm việc của nông dân (ngày công) sẽ mang lại thu nhập là 54.133 đồng/công (tăng 106,66%) và mang lại 40.019 đồng/công thu nhập ròng (tăng 212,50%). Một vụ là 100 ngày, nếu tính cho một ngày thì người dân thu được 14.407 đồng/công thu nhập ròng (tăng 156,79%).

Nhìn chung, các tỷ số đều tăng lên đáng kể điều này thể hiện là việc áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác của các nông hộ đạt hiệu quả rất cao. Do đó, thu nhập ròng của các nông hộ cũng được cải thiện đáng kể (tăng trên 156% so với trước).

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuấtlúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w