Áp dụng mô hình IPM

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuấtlúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng (Trang 55 - 60)

IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚ

3. Đối với hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới 1 Áp dụng mô hình giống mớ

3.2. Áp dụng mô hình IPM

Mô hình IPM đã và đang được các hộ nông dân áp dụng rộng rãi. Mô hình này được người dân ở đây bắt đầu áp dụng từ năm 1991 và cho đến nay thì ngày càng có nhiều hộ áp dụng vì mô hình này là một mô hình tương đối dễ áp dụng.

Qua xử lý phần mềm SPSS và tổng hợp lại các khoản chi phí, thu nhập và thu nhập ròng ta có bảng so sánh các khoản chi phí, thu nhập và thu nhập ròng (xem bảng 28, trang 57).

Qua bảng số liệu ở trang 57, ta thấy rằng trước khi áp dụng mô hình IPM thì chi phí phân bón là chiếm nhiều nhất trong tổng chi phí (244.765 đồng/công tương ứng 37,54%) và sau khi áp dụng mô hình IPM thì chi phí này vẫn là chi phí cao nhất trong tổng chi phí (179.735 đồng/công, tương ứng 33,10%). Sau khi áp dụng mô hình này thì chi phí này giảm đáng kể, giảm 65.030 đồng/công (giảm 26,57%).

Kế đến là chi phí thu hoạch và vận chuyển, trước khi áp dụng mô hình IPM thì chi phí này chiếm 18,24% trong tổng chi phí (118.917 đồng/công), sau khi áp dụng mô hình IPM thì chi phí này chiếm 25,86% trong tổng chi phí (140.432 đồng/công). Như vậy, sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chi phí này tăng lên rất nhiều, tăng 18,09% (tăng 21.515 đồng/công). Chi phí này tăng nhiều như vậy cũng là một chuyện bình thường vì tình hình thị trường hiện tại không giống như trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới tất cả giá cả đầu vào của quá trình sản xuất đều tăng lên rất nhiều.

Sau chi phí vận chuyển và thu hoạch là chi phí thuốc trừ sâu, trước khi áp dụng mô hình IPM thì chi phí này chiếm 13,99% trong tổng chi phí (91.194 đồng/công), sau khi áp dụng mô hình IPM thì chỉ còn 10,55% trong tổng chi phí (57.263 đồng/công). Như vậy, sau khi áp dụng mô hình này thì chi phí này giảm 33.931 đồng/công (giảm 37,21%).

Trước khi áp dụng mô hình mô hình IPM thì chi phí về giống chiếm 10,94% trong tổng chi phí (71.341 đồng/công), sau khi áp dụng mô hình IPM thì chi phí này chỉ chiếm 6,64% (36.069 đồng/công). Đây là một chi phí giảm nhiều nhất sau khi áp dụng mô hình IPM (giảm 49,44%, tương ứng giảm 35.272 đồng/công). Nguyên nhân chính để chi phí này giảm gần 50% là vì người dân đã gieo sạ thưa hơn so với cách gieo sạ trước đây.

Các loại chi phí còn lại thì chiếm không nhiều trong tổng chi phí.

Nhìn chung, trước và sau khi áp dụng mô hình IPM thì cũng giảm được một số loại chi phí nhưng cũng có một số loại chi phí tăng lên, nên tổng hợp lại thì sau khi áp dụng mô hình IPM thì tiết kiệm được 109.011 đồng/công (16,72%).

Về giá bán thì do sự tác động của thị trường nên giá bán sau khi áp dụng mô hình IPM thì cao hơn trước khi áp dụng 377 đồng/kg (tăng 21,92%). Do các hộ áp dụng mô hình IPM nên năng suất đạt được cao hơn so với trước khi áp dụng là 127 kg/công (tăng 16,65%).

Với năng suất tăng, giá bán tăng nên thu nhập tăng 555.104 đồng/công (tăng 42,22%) và tổng chi phí thì giảm, thu nhập tăng nên thu nhập ròng cũng từ đó mà tăng theo tăng 664.116 đồng/công (100,21%). Đây là một điều đáng mừng đối với nông dân.

Để thấy rõ các chi phí nào tăng hay giảm trước và sau khi áp dụng mô hình IPM thì xem đồ thị 2 sau đây:

Chú thích:

1. Chi phí giống 8. Nhiên liệu

2. Chi phí phân bón 9. Vận chuyển và thu hoạch 3. Chi phí thuốc trừ sâu 10. Lãi suất

4. Chi phí thuốc diệt cỏ 11. Thuê đất 5. Chi phí chuẩn bị đất 12. Thuế, phí

6. Chi phí gieo sạ, cấy 13. Chi phí khác 7. Chi phí chăm sóc

Qua đồ thị 2 ta thấy rằng các chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu là giảm đáng kể, riêng chi phí vận chuyển và thu hoạch thì tăng lên nhiều. Các chi phí còn lại nhìn chung không có sự khác biệt gì nhiều giữa trước và sau khi áp dụng mô hình IPM. Đồng/công 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0

Sau đây là bảng so sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình IPM.

Bảng 29: So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình IPM

Khoản mục ĐVT

Giá trị trung bình Chênh lệch sau/trước khi áp dụng Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng chi phí Đồng/công 652.029 543.018 -109.011 -16,72 Thu nhập Đồng/công 1.314.739 1.869.843 555.104 42,22 Thu nhập ròng Đồng/công 662.709 1.326.825 664.116 100,21 TN/CP Lần 2,02 3,44 1,42 70,42 TNR/CP Lần 1,02 2,44 1,42 139,71 TNR/TN Lần 0,50 0,71 0,21 40,77

Ngày công (NC) Ngày 44 34 -10 -22,73

TNR/NC Đồng/công/NC 15.062 39.024 239.62 159,09

TN/NC Đồng/công/NC 29.880 54.995 25.115 84,05

TNR/ngày Đồng/công/ngày 6.312 13.268 6.956 110,21

(Nguồn: Tổng hợp 18 mẫu phỏng vấn nông hộ)

Trước khi áp dụng mô hình IPM thì bình quân 1 vụ kéo dài trung bình 105 ngày, còn sau khi áp dụng thì 1 vụ kéo dài khoảng 100 ngày.

Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 3,44 đồng thu nhập (tăng 70,42% so với trước khi áp dụng mô hình IPM).

Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 2,44 đồng thu nhập ròng (tăng 139,71% so với trước khi áp dụng mô hình IPM).

Với 1 đồng thu nhập thì sẽ mang lại cho nông dân 0,71 đồng thu nhập ròng (tăng 40,77% so với trước khi áp dụng).

Tổng ngày công lao động cho đồng ruộng giảm 10 ngày so với trước khi áp dụng mô hình này (giảm 22,73%).

Với 1 ngày làm việc của nông dân (ngày công) sẽ mang lại thu nhập là 54.995 đồng/công (tăng 84,05%) và mang lại 39.024 đồng/công thu nhập ròng (tăng 159,09%). Một vụ là 100 ngày, nếu tính cho một ngày thì người dân thu được 13.268 đồng/công thu nhập ròng (tăng 110,21%).

Nhìn chung, các tỷ số đều tăng lên đáng kể điều này thể hiện là việc áp dụng mô hình IPM của các nông hộ đạt hiệu quả cao. Do đó, thu nhập ròng của các nông hộ cũng được cải thiện đáng kể (tăng trên 110% so với trước).

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuấtlúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w