SỰ LỰA CHỌN KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuấtlúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng (Trang 37 - 40)

NGHIỆP CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.

Ngày nay việc áp dụng các khoa học kỹ thật tiên tiến vào trong sản xuất nông nghiệp không còn xa lạ gì đối với các nông hộ sản xuất nông nghiệp. Mỗi hộ đều có những lựa chọn khác nhau trong quá trình sản xuất nông nghiệp của mình. Tuy nhiên, trong 40 mẫu phỏng vấn tại các nông hộ thuộc ba ấp: Cống Đôi, Xây Đá A và Xây Đá B thì có 10 hộ là không áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong quá trình sản xuất của mình, còn lại 30 hộ thì áp dụng một hoặc song song áp dụng nhiều mô hình mới trên đồng ruộng của mình. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào đồng ruộng của mình thì các nông dân đều có lý do để

áp dụng hay không áp dụng mô hình mới đó vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

1. Sự lựa chọn các mô hình mới để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp củanông hộ nông hộ

Nhìn chung, tại địa bàn nghiên cứu thì qua các mẫu phỏng vấn thì thấy hầu như các hộ nông dân thường áp dụng các mô hình như: mô hình giống lúa mới, mô hình IPM, mô hình 3 giảm – 3 tăng, ngoài các mô hình phổ biến đó ra thì cũng có một vài hộ áp dụng mô hình khác như: mô hình lúa – màu, mô hình lúa – thủy sản, sử dụng bản so màu lá lúa để biết được thời điểm bón phân.

Sau đây là một số lý do mà nông dân áp dụng các mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp:

1.1. Mô hình giống mới

Các nông hộ áp dụng mô hình này vì các lý do sau:

+ Trồng giống lúa mới năng suất đạt cao hơn, gạo đẹp hơn giống lúa cũ. + Giống mới có chất lượng cao, chống sâu bệnh, kháng được rầy.

+ Dễ bán và bán được giá cao hơn giống lúa cũ. + Được hỗ trợ về giống (giống lúa BT1).

+ Mỗi vụ thường xuyên thay đổi để tìm ra giống lúa mới thích hợp cho đồng ruộng của mình và cũng thay đổi độ màu mỡ của đất để tăng năng suất.

+ Tổ lúa giống xã yêu cầu nông dân trồng giống lúa mới để tăng năng suất, tăng lợi nhuận để nâng cao mức sống của người dân.

+ Sản xuất thử, thí nghiệm xem trồng có hiệu quả không.

1.2. Mô hình IPM

Các nông hộ áp dụng mô hình này vì các lý do sau:

+ Có các cán bộ khuyến nông mở lớp tập huấn thấy hay và có hiệu quả nên áp dụng.

+ Qua thực tế thấy có có hiệu quả cao, tăng năng suất nên áp dụng vào đồng ruộng của mình.

+ Do xã và Hợp tác xã yêu cầu và khuyến khích người dân áp dụng mô hình này nên áp dụng.

+ Giảm được chi phí đầu vào như: chi phí về giống, chi phí về phân bón, thuốc trừ sâu do đó tăng lợi nhuận.

+ Mô hình IPM khi áp dụng vào thực tế thì dễ áp dụng nên nông dân không phải đầu tư nhiều.

1.3. Mô hình 3 giảm – 3 tăng

Các nông hộ áp dụng mô hình này vì các lý do sau:

+ Giảm được chi phí đầu vào (giảm giống, giảm phân, giảm thuốc). + Tăng năng suất, tăng lợi nhuận.

+ Do có các cán bộ khuyến nông xuống mở lớp tập huấn, hướng dẫn nên áp dụng theo sự hướng dẫn của cán bộ.

+ Mô hình 3 giảm – 3 tăng dễ áp dụng vào trong thực tế.

+ Ưu điểm hơn mô hình IPM, giảm được chi phí nhiều hơn mô hình IPM.

+ Do đất nhiều nên áp dụng để tiết kiệm chi phí. + Do xã khuyến khích áp dụng.

1.4. Mô hình khác.

Trong mô hình khác thì bao gồm các mô hình sau: mô hình sạ lúa theo hàng, mô hình lúa - thủy sản, mô hình lúa – màu, sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đúng thời điểm. Các nông hộ áp dụng mô hình này vì các lý do sau:

- Mô hình sạ hàng: tiết kiệm được nhiều giống (sạ thưa 10 kg giống trên 1 công đất), ít sâu bệnh, dễ thăm đồng, dễ chăm sóc; được các cán bộ khuyến nông xuống tập huấn thấy có hiệu quả cao nên áp dụng.

- Mô hình lúa - thủy sản, lúa – màu: + Tận dụng được diện tích mặt nước.

+ Thay thế vụ Hè Thu (vụ Hè Thu làm không có hiệu quả cao bằng nuôi thủy sản).

+ Giữ độ màu mỡ cho đất (làm 3 vụ lúa/năm đất dễ bị bạc màu, kém màu mỡ).

+ Không cần đầu tư nhiều vốn mà thu nhập cao, không tốn nhiều thời gian để chăm sóc.

- Sử dụng bảng so màu lá lúa: tính được đúng thời cần bón phân cho cây lúa, dễ chăm sóc, dễ đối chứng trực tiếp; Hợp tác xã yêu cầu.

Ngoài các lý do chính đó thì còn có người dân thường có thói quen là thấy những hộ lân cận áp dụng mô hình mới mà ít tốn chi phí, thu hoạch năng

suất cao thì họ áp dụng theo; một số hộ thì họ muốn áp dụng thử xem hiệu quả đạt được có đúng như lời nói của các cán bộ khuyến nông hay không.

Nhìn chung, để áp dụng một hay nhiều mô hình kỹ thuật mới vào đồng ruộng thì người dân có rất nhiều lý do khác nhau để áp dụng hay không áp dụng các mô hình kỹ thuật mới, nhưng lý do chung nhất để người dân chọn các mô hình áp dụng là để tiết kiệm các chi phí đầu vào và tăng năng suất, tăng chất lượng hạt gạo để bán có giá hơn. Nhưng để đi đến quyết định áp dụng các loại mô hình kỹ thuật mới và để đạt hiểu quả cao thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: điều kiện tự nhiên, nguồn nước tưới tiêu, đất ruộng của mình thuộc loại đất nào, mặt đất có được bằng phẳng không,… do đó, bên cạnh có những hộ áp dụng đạt hiệu quả cao thì cũng có nhiều hộ bị thất bại, hiệu quả kinh tế không cao.

2. Nguồn thông tin về khoa học kỹ thuật mới

Các nông hộ biết được đầy đủ các thông tin về khoa học kỹ thuật mới chủ yếu thông qua các cán bộ khuyến nông và các cán bộ bảo vệ thực vật, hội người nông dân, qua những người quen, các phương tiện thông tin đại chúng. Còn các nông hộ biết được thông tin qua các nguồn khác thường đó là các thông tin thông qua các người thu mua, thương lái. Những thông tin thông qua hội chợ thì chỉ có 1 hộ trả lời.

Bảng 16: Nguồn cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật mới

Nguồn cung cấp thông tin Số hộ biết thông tin

Cán bộ khuyến nông 24

Cán bộ bảo vệ thực vật 17

Cán bộ ở Trường, viện 9

Hội nông dân, hợp tác xã 17

Người quen 14

Phương tiện thông tin đại chúng 14

Hội chợ 1

Khác 6

(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuấtlúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w