III. CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THẬT MỚ
1. Sự hỗ trợ cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật mớ
Nhìn chung khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì hầu như các hộ nông dân không được hỗ trợ nhiều trong quá trình áp dụng khoa học kỹ thật mới. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp người nông dân được hỗ trợ một phần nào đó trong quá trình áp dụng như: hỗ trợ 100% về giống (như giống BT1), được bao tiêu sản phẩm và giá (như giống lúa ST5), các công ty thuốc bảo vệ thực vật cũng hỗ trợ cho nông dân về thuốc trừ sâu (1 công được 1 chai).
Qua phỏng vấn 40 hộ thì có 8 hộ nhận được sự hỗ trợ (tương ứng 20%). 8 hộ này nhận được sự hỗ trợ về giống, hỗ trợ về thuốc trừ sâu, thuốc vi sinh. Ngoài ra, những hộ nào tham gia vào buổi tập huấn do công ty thuốc bảo vệ thực vật tổ chức nhận được 10.000 đồng. Cụ thể như sau:
Bảng 17: Các cơ quan và hình thức hỗ trợ cho hộ áp dụng mô hình mới
Hình thức hỗ trợ Cơ quan hỗ trợ Phòng nông nghiệp Công ty bảo vệ thực vật Phòng nông nghiệp & Công ty bảo vệ
thực vật Khác Bằng tiền mặt 0 0 0 0 Bằng dụng cụ/thuốc 0 2 1 2 Bằng hình thức cho vay 0 0 0 0 Bằng hình thức cho giống 2 0 1 2 Bằng hình thức khác 0 0 0 5
(Nguồn: Tổng hợp từ 8 mẫu phỏng vấn nông hộ) Cơ quan hỗ trợ khác ở đây là các Viện nghiên cứu, công ty TNHH Bayer, các đại lý bán thuốc trừ sâu, thuốc vi sinh, các loại thuốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, trong 8 hộ nông dân nhận được sự hỗ trợ trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì không có hộ nào nhận được hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt và hỗ trợ bằng hình thức cho vay vốn để đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Có 5 hộ nhận được hình thức hỗ trợ bằng thuốc trừ sâu và thuốc vi sinh từ các cơ quan như: phòng nông nghiệp, công ty thuốc bảo vệ thực vật, các đại lý kinh doanh về thuốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Có 5 hộ nhận được hình thức là hỗ trợ 100% giống lúa mới trồng thử nghiệm, các cơ quan hỗ trợ là: phòng nông nghiệp, công ty thuốc bảo vệ thực vật và công ty TNHH Bayer.
Có 5 hộ nhận được hình thức hỗ trợ khác đó là do các công ty, đại lý thuốc bảo vệ thực vật tổ chức các buổi tập huấn về thuốc và cách sử dụng thuốc mới, mỗi hộ nhận được số tiền là 10.000 đồng.
Nhìn chung, các cấp chính quyền địa phương có quan tâm đến việc hỗ trợ cho các hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới nhưng không nhiều vì nguồn vốn để hỗ trợ cho các nông hộ không có nhiều nên hầu như chỉ hỗ trợ cho các hộ nào áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới với tính chất là ruộng thí nghiệm, còn các hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới không được xem là ruộng thí nghiệm thì họ không được hỗ trợ nhiều hoặc không có nhận được sự hỗ trợ.