I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4. Kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
Để nghiên cứu kỹ thuật sản xuất của nông hộ ta tiến hành phân tích các vấn đề sau:
- Năm kinh nghiệm
- Tham gia tập huấn kỹ thuật - Áp dụng mô hình sản xuất
4.1. Năm kinh nghiệm
Trồng lúa là một ngành nghề có từ lâu nên hầu như các nông dân họ biết làm ruộng từ lúc trẻ (hầu như họ biết làm ruộng từ 15 tuổi), do đó họ đã tích lũy rất nhiều năm kinh nghiệm. Cụ thể được trình bày qua bảng 13:
Bảng 13: Kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp
Năm kinh nghiệm Số hộ Phần trăm (%)
Dưới 10 năm 4 10,0 Từ 11 năm đến 20 năm 13 32,5 Từ 21 năm đến 30 năm 10 25,0 Từ 31 năm đến 40 năm 10 25,0 Trên 40 năm 3 7,5 Tổng 40 100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Trong 40 mẫu điều tra về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của các nông hộ thì kinh nghiệm sản xuất cao nhất là trên 40 năm (7,5%), thấp nhất là dưới 10 năm (10%) và chiếm đa số là các hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 11 năm đến 20 năm (32,5%).
Nhìn chung các hộ đều có kinh nghiệm sản xuất trên 10 năm chiếm rất cao (90%), điều này thể hiện rằng các nông hộ ở đây sống chủ yếu dựa vào nghề nông (trồng lúa) là chủ yếu.
4.2. Tham gia tập huấn kỹ thuật
Ở địa bàn nghiên cứu thì cán bộ xã cũng có tổ chức các buổi tham gia tập huấn về kỹ thuật cho nông dân nhưng các hộ không tham gia đầy đủ 100%. Cụ thể:
Bảng 14: Tổng hợp các hộ tham gia tập huấn kỹ thuật
Tần số Phần trăm (%)
Có tham gia tập huấn 25 62,5
Không có tham gia tập huấn 15 37,5
Tổng 40 100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Trong 40 hộ thì chỉ có 25 hộ là tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật (62,5%), còn 15 hộ còn lại họ không có tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật (37,5%). Sở dĩ các hộ không tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật là vì do điều kiện đi lại còn khó khăn và cũng một phần vì họ không có thời gian để đi dự các buổi tập huấn kỹ thuật này vì nơi tổ chức xa chỗ ở của họ.
Điều này cũng cho thấy là các cán bộ xã, các cấp chính quyền địa phương cũng có quan tâm đến việc phổ biến các khoa học kỹ thuật mới cho người dân nhưng việc tổ chức các buổi tập huấn chỉ mượn những nơi có điều kiện đi lại thuận tiện hoặc tổ chức ngay tại Ủy ban xã. Tuy nhiên, do kinh phí không có đủ cho việc tổ chức các buổi tập huấn tại những nơi thuộc vùng xa, vùng sâu nên không thể tránh khỏi tình trạng có một số hộ không tham gia các buổi tập huấn.
4.3. Áp dụng mô hình sản xuất
Trong 40 hộ thì có 10 hộ là không áp dụng các mô hình sản xuất mới trong việc sản xuất lúa (25%). Còn lại 30 hộ là có áp dụng các mô hình mới trong việc sản xuất lúa (75%). Tùy vào điều kiện tự nhiên của từng hộ mà các hộ chọn các mô hình khác nhau để áp dụng ngay tại đồng ruộng của mình. Cụ thể có các mô hình được tổng hợp qua bảng 15 ở trang 37 như sau:
Bảng 15: Tổng hợp các mô hình kỹ thuật mới được các hộ áp dụng
Số hộ
Mô hình giống mới 27
Mô hình IPM 18
Mô hình 3 giảm – 3 tăng 16
Mô hình khác 11
Tổng số hộ áp dụng 30
Số hộ không áp dụng 10
Tổng cộng 40
(Nguồn: Tổng hợp 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Trong các mô hình trên thì các nông hộ thường áp dụng nhiều nhất là mô hình giống mới (27 hộ tương ứng 67,5%) vì đây là mô hình dễ áp dụng nhất trong các mô hình kỹ thuật mới khác, để áp dụng được mô hình này các hộ không cần đầu tư nhiều chỉ cần lựa chọn các loại giống mới trồng có năng suất cao để mua về trồng là được. Ngoài ra, còn có các mô hình được áp dụng rộng rãi như mô hình IPM (có 18 hộ tương ứng 45%), mô hình 3 giảm – 3 tăng (có 16 hộ tương ứng 40%) và các mô hình kỹ thuật mới khác như: mô hình lúa – màu, mô hình lúa – thủy sản,… cũng được các hộ áp dụng (có 11 hộ áp dụng tương ứng 27,5%).
Các mô hình trên là những mô hình kỹ thuật mới đã và đang được áp dụng rộng rãi không chỉ được áp dụng phổ biến tại địa bàn nghiên cứu mà các mô hình này còn được áp dụng rộng rãi tại các tỉnh, huyện, xã khác nói riêng, tại cả đồng bằng sông Cửu Long nói chung.