IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚ
8. Mối quan hệ giữa diện tích lúa và thu nhập ròng của nông hộ trong việc sản xuất lúa
thì các nông hộ nên chú ý các nhân tố này để có thể tiết kiệm được thông qua đó nâng cao thu nhập ròng của gia đình mình.
8. Mối quan hệ giữa diện tích lúa và thu nhập ròng của nông hộ trong việcsản xuất lúa sản xuất lúa
Để phân tích mối quan hệ giữa diện tích và thi nhập ròng của nông hộ ta sử dụng phương pháp phân tích Crosstabulation bằng phần mềm SPSS.
Trước khi đi vào phân tích các mối quan hệ, ta phân chia các diện tích và thu nhập ròng của nông hộ như sau:
- Chia thu nhập ròng của nông hộ thành 5 nhóm như sau: + Nhóm 1: Thu nhập ròng nhỏ hơn 5.000.000 đồng. + Nhóm 2: Thu nhập ròng từ lớn hơn 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. + Nhóm 3: Thu nhập ròng từ lớn hơn 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. + Nhóm 4: Thu nhập ròng từ lớn hơn 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. + Nhóm 5: Thu nhập ròng từ lớn hơn 20.000.000 đồng. - Chia tổng diện tích đất thành 5 qui mô:
+ Qui mô 1: Diện tích nhỏ hơn 5 công
+ Qui mô 2: Diện tích từ lớn hơn 5 công đến 10 công + Qui mô 3: Diện tích từ lớn hơn 10 công đến 15 công + Qui mô 4: Diện tích từ lớn hơn 15 công đến 20 công + Qui mô 5: Diện tích từ lớn hơn 20 công
Sau khi xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, ta có bảng kết quả như sau
Bảng 38: Mối quan hệ giữa diện tích và thu nhập ròng của các hộ
Thu nhập ròng Diện tích Tổng Quy mô 1 Quy mô 2 Quy mô 3 Quy mô 4 Quy mô 5 Nhóm 1 Số hộ 3 3 1 0 0 7 % của diện tích 50,0 15,8 20,0 0 0 17,5 % của tổng số mẫu 7,5 7,5 2,5 0 0 17,5 Nhóm 2 Số hộ 3 12 1 0 0 16 % của diện tích 50,0 63,2 20,0 0 0 40,0 % của tổng số mẫu 7,5 30,0 2,5 0 0 40,0 Nhóm 3 Số hộ 0 3 1 1 1 6 % của diện tích 0 15,8 20,0 25,0 16,7 15,0 % của tổng số mẫu 0 7,5 2,5 2,5 2,5 15,0 Nhóm 4 Số hộ 0 1 1 1 1 4 % của diện tích 0 5,3 20,0 25,0 16,7 10,0 % của tổng số mẫu 0 2,5 2,5 2,5 2,5 10,0 Nhóm 5 Số hộ 0 0 1 2 4 7 % của diện tích 0 0 20,0 50,0 66,7 17,5 % của tổng số mẫu 0 0 2,5 5,0 10,0 17,5 Tổng Số hộ 6 19 5 4 6 40 % của diện tích 100 100 100 100 100 100 % của tổng số mẫu 15,0 47,5 12,5 10,0 15,0 100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Theo kết quả trên thì có 6 hộ (15%) rơi vào qui mô 1, trong đó có 3 hộ là có diện tích ở nhóm 1 (50%), đây là những hộ nông dân có diện tích đất ít và thu nhập ròng của họ cũng thấp, và có 3 hộ có thu nhập ở nhóm 2 (50%), những hộ này thì có thu nhập ròng cao hơn những hộ ở nhóm 1.
Đối với qui mô 2 thì có 19 hộ (47,5%), trong đó có 3 hộ là ở nhóm 1 (15,8%), 12 hộ ở nhóm 2 (63,2%) , 3 hộ ở nhóm 3 (15,8%), có một hộ có thu nhập ròng tương đối cao (ở nhóm 4, chiếm 5,3%).
Đối với qui mô 3 thì có 5 hộ (12,5%), trong đó cứ một nhóm thu nhập ròng thì có một hộ (20,0%).
Đối với qui mô 4 và qui mô 5 thì không có hộ nào có thu nhập ròng ở nhóm 1 và nhóm 2, riêng đối với qui mô 5 thì có 4 hộ có thu nhập ròng ở nhóm 5, đây là những hộ có diện tích đất nhiều nhất và cũng là những hộ có thu nhập ròng cao nhất.
Nhìn chung, qua bảng số liệu ở trang 80 thì ta thấy rằng những hộ có diện tích càng nhiều thì thu nhập ròng của họ cũng càng cao. Điều đó cho thấy rằng giữa thu nhập ròng và diện tích có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Muốn khẳng định chắc chắn hơn về điều này ta dùng phương pháp kiểm định để kiểm định lại mối quan hệ giữa diện tích và thu nhập ròng của các nông hộ.
Bảng 39: Các kết quả kiểm định
Các loại kiểm định Giá trị kiểm định Độ tự do (df) Mức ý nghĩa Sig. (2-sided) Kiểm định Chi-Square 31,676 16 0,011
Kiểm định Likelihood Ratio 37,102 16 0,002
Kiểm định Linear-by-Linear 23,584 1 0,000
Tổng số mẫu 40
(Nguồn: Tổng hợp 40 mâu phỏng vấn nông hộ)
- Kiểm định Chi-Square (χ2) Ta đặt giả thuyết:
H0: Không có mối quan hệ giữa diện tích và thu nhập ròng H1: Có mối quan hệ giữa diện tích và thu nhập ròng
Kiểm định giả thuyết trên với mức ý nghĩa α = 5 % ta có: χ2 kiểm định = 31,676
Tra bảng giá trị χ2 với mức ý nghĩa 5% và bậc tự do (k-1)=16, ta có: χ2
16; 5% = 26,296
vì χ2 kiểm định = 31,676 > χ2
16; 5% = 26,296 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là giả thuyết H1 được chấp nhận, tức là giữa diện tích và thu nhập ròng có mối quan hệ với nhau với mức ý nghĩa 5%.
- Kiểm định tỷ số Likelihood Ratio Ta đặt giả thuyết:
H0: Không có sự tương tác giữa diện tích và thu nhập ròng H1: Có sự tương tác giữa diện tích và thu nhập ròng
Kiểm định giả thuyết trên với mức ý nghĩa α = 5 % ta có: χ2 kiểm định = 37,102
Tra bảng giá trị χ2 với mức ý nghĩa 5% và bậc tự do (k-1)=16, ta có: χ2
16; 5% = 26,296
vì χ2 kiểm định = 37,102 > χ2
16; 5% = 26,296 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là giả thuyết H1 được chấp nhận, tức là giữa diện tích và thu nhập ròng có sự tương tác với nhau với mức ý nghĩa 5%.
- Kiểm định Linear-by-Linear Ta đặt giả thuyết:
H0: Không có sự tương quan giữa diện tích và thu nhập ròng H1: Có sự tương quan giữa diện tích và thu nhập ròng
Kiểm định giả thuyết trên với mức ý nghĩa α = 5%, ta có: χ2 kiểm định = 23,584
Tra bảng giá trị χ2 với mức ý nghĩa 5% và bậc tự do (k-1)=1, ta có: χ2
1; 5% = 3,841
vì χ2 kiểm định = 23,584 > χ2
16; 5% = 3,481 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là giả thuyết H1 được chấp nhận, tức là giữa diện tích và thu nhập ròng có sự tương quan với nhau với mức ý nghĩa 5%.
Tóm lại, qua các phân tích trên cho thấy có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa diện tích và thu nhập ròng của nông hộ là một điều rất rõ ràng. Nghĩa là,
những hộ có diện tích lớn thì thu nhập ròng trên nông hộ cũng cao, từ đó cho thấy hiệu quả kinh tế và qui mô diện tích tỷ lệ thuận với nhau.