Chính sách thị trường

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuấtlúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng (Trang 45 - 47)

III. CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THẬT MỚ

4. Chính sách thị trường

4.1. Thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất

Ngày nay, thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào rất dễ mua vì các cửa hàng, đại lý ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, các cửa hàng, đại lý này còn có thể cho nông dân mua thiếu tiền phân bón, các loại thuốc trừ sâu, các nguồn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, sau khi thu hoạch lúa thì thanh toán lại cho chủ cửa hàng. Đây cũng là một điểm thuận lợi cho nông dân khi không có vốn nhiều phục vụ cho sản xuất thì họ có thể yên tâm.

Qua 40 mẫu phỏng vấn thì có kết quả như sau:

Bảng 21: Thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào

Thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào Số hộ Phần trăm (%)

Dễ mua 36 90,0

Bình thường 3 7,5

Khó mua 1 2,5

Tổng 40 100

(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ) Qua số liệu thống kê trên thì có 36 hộ (90%) trả lời là dễ mua, có 3 hộ (7,5%) thì cho là bình thường còn có một hộ (2,5%) thì cho là khó mua.

Ở đây có 1 hộ cho là thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào khó mua là vì: đây là một hộ thuộc dân tộc Khmer nên khi họ mua lúa giống thì không ai bán cho họ chỉ mua của người quen hoặc tự làm lúa giống để gieo trồng cho lần sau. Đây là một vấn đề hết sức tế nhị, các cấp chính quyền địa phương

nên tìm hiểu thêm và cần có biện pháp khắc phục tình trạng này để tất cả các nông hộ sống trong cùng một ấp, một xã cũng được mua các nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất là như nhau.

4.2. Các cơ quan bao tiêu giá và sản phẩm

Trong 40 mẫu phỏng vấn thì chỉ có 4 hộ là được bao tiêu sản phẩm và giá (tương ứng 10%) khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Cụ thể là các cơ quan sau:

Bảng 22: Các cơ quan bao tiêu giá và sản phẩm

Các cơ quan bao tiêu giá và sản phẩm Số hộ Phần trăm (%)

Hợp tác xã 2 5

Trung tâm giống 1 2,5

Trung tâm khuyến nông 1 2,5

(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ) Lý do để nhận được sự bao tiêu giá và sản phẩm cụ thể như sau:

+ Nông hộ nào trồng giống lúa mới đặc sản là giống lúa ST5 thì được bao tiêu giá và sản phẩm (thu hoach bao nhiêu thì mua bấy nhiêu với giá là 2.500 đồng/kg). Trước đây (năm 2005) thì nhà bao tiêu giá và sản phẩm đó là công ty lương thực Sông Hậu, sau này trong năm 2006 thì nhà bao tiêu sản phẩm là sở nông nghiệp Sóc Trăng. Hiện nay do giống lúa ST5 trồng bị sâu rầy nhiều thu hoạch năng suất không cao nên trong vụ Đông – Xuân vừa rồi hầu như các nông hộ chuyển sang trồng giống lúa mới có năng suất cao hơn.

+ Hộ trồng giống lúa thử nghiệm để làm lúa giống bán cho các hộ nông dân khác (giống lúa mới BT1 bán với giá 4.000 đồng/kg do trung tâm giống mua và bao tiêu giá).

+ Các giống lúa mới được các Hợp tác xã khuyến khích trồng thì Hợp tác xã là người bao tiêu sản phẩm.

Nhìn chung, việc áp dụng các mô hình mới vào trong sản xuất thì có 4 nông hộ nhận được sự hỗ trợ về giá và bao tiêu sản phẩm từ các trung tâm giống, trung tâm khuyến nông, và Hợp tác xã (Hợp tác xã Cống Đôi), còn lại hầu hết các nông hộ khác không nhận được sự hỗ trợ nào về giá và bao tiêu sản phẩm. Qua đó cho thấy việc đầu ra của các nông hộ không được đảm bảo, những hộ

không được bao tiêu về giá và sản phẩm thì họ thường bán sản phẩm với giá không cao so với các hộ được bao tiêu giá và sản phẩm. Đây cũng là một thiệt hại lớn cho các hộ nông dân làm nghề nông.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuấtlúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w