I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất lúa 1 Nhu cầu về vốn
2.1. Nhu cầu về vốn
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì nguồn vốn cần để sản xuất thì không nhiều bằng các ngành nghề khác. Tuy nhiên để sản xuất có hiệu quả cao
thì họ cũng cần phải có một số vốn đủ để chăm sóc cho đồng ruộng của họ. Qua 40 mẫu phỏng vấn thì nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất trong một vụ lúa của các nông hộ được khái quát qua bảng 8:
Bảng 8: Nhu cầu vốn sản xuất của nông hộ trong một vụ trên một công
Nhu cầu về vốn sản xuất Sô hộ Phần trăm (%)
Dưới 0,4 triệu 9 22,5 Từ 0,4 đến 0,5 triệu 15 37,5 Từ 0,5 đến 0,6 triệu 7 17,5 Từ 0,6 đến 0,7 triệu 4 10,0 Từ 0,7 đến 0,8 triệu 3 7,5 Trên 0,8 triệu 2 5,0 Tổng 40 100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Xét trên 1 công thì nhu cầu vốn của nông hộ cao nhất là 800.000 đồng/vụ (5%), nhu cầu vốn thấp nhất là dưới 400.000 đồng/vụ (22,5%) và đa số có nhu cầu vốn là từ 400.000 đồng/vụ đến 500.000 đồng/vụ (37,5%).
Qua đó cho thấy các hộ khác nhau thì có nhu cầu về vốn khác nhau, những hộ có điều kiện kinh tế khá thì họ có nhu cầu vốn nhiều để đầu tư, chăm sóc cho cây lúa tốt hơn, những hộ không có điều kiện kinh tế thì họ chỉ cần một số vốn vừa đủ để mua các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất lúa như: mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu…
Nhìn chung thì sản xuất lúa không cần nguồn vốn nhiều như những ngành nghề khác, để chăm sóc tốt cho ruộng lúa của mình thì chỉ cần nguồn vốn dưới 1.000.000 đồng/công.
2.2. Nhu cầu về vay vốn
Trong quá trình sản xuất thì bên cạnh những hộ có đủ điều kiện về vốn để chăm sóc tốt cho đồng ruộng của mình thì cũng còn có những hộ không có đủ khả năng về vốn để chăm sóc tốt cho đồng ruộng của mình, do đó họ phải đi vay để bổ sung vào nguồn vốn còn thiếu. Qua xử lý phần mềm SPSS thì nhu cầu về vốn của các nông hộ được phản ánh qua bảng sau:
ĐVT Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Số lượng vay Đồng 1.000.000 20.000.000 5.400.000 Lãi suất %/tháng 1,15 5,00 2,045 Thời hạn vay Tháng 4 60 20
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ) Nhìn chung, xét về giá trị trung bình thì các hộ vay với số tiền là 5.400.000 đồng trong một lần vay, với lãi suất là 2,045%/tháng và thời hạn vay là 20 tháng.
- Về số lượng tiền vay trong một lần của nông hộ được phản ánh qua bảng 10, cụ thể như sau:
Bảng 10: Lượng tiền mỗi lần vay
Lượng tiền vay Số hộ Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%) Phần trăm tích lũy (%) 1.000.000 đồng 1 2,5 10,0 10,0 2.000.000 đồng 2 5,0 20,0 30,0 3.000.000 đồng 3 7,5 30,0 60,0 5.000.000 đồng 2 5,0 20,0 80,0 10.000.000 đồng 1 2,5 10,0 90,0 20.000.000 đồng 1 2,5 10,0 100 Tổng số hộ vay tiền 10 25,0 100
Số hộ không vay tiền 30 75,0
Tổng cộng 40 100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ) Trong 40 hộ thì có 10 hộ vay vốn để sản xuất chiếm 25% với số lượng vay trung bình là 5.400.000 đồng. Trong đó, hộ vay cao nhất là 20.000.000 đồng (2,5%), hộ vay thấp nhất là 1.000.000 đồng (2,5%) và đa số các hộ vay 3.000.000 đồng (7,5%). Qua bảng trên cho thấy rằng, các nông hộ thường vay với số lượng rất ít (có 5 hộ vay dưới 5.000.000 đồng trong một lần vay), chỉ có 2 hộ là vay với số lượng nhiều là 10.000.000 đồng và 20.000.000 đồng trong một lần vay. Trong quá trình sản xuất lúa thì số lượng tiền đầu tư cho ruộng lúa không cao (như phân tích ở trên thì các hộ chỉ cần khoảng 1.000.000 đồng/công), thì hai hộ này sở dĩ họ vay nhiều vì diện tích trồng lúa của 2 hộ này rất nhiều (khoảng 20 công đất).
Tuy số vốn đầu tư cho nông nghiệp thấp hơn các ngành nghề khác nhưng các nông hộ cũng không có đủ vốn để trang trải mọi chi phí cho sản xuất lúa và
họ phải đi vay, mượn,… điều này cũng nói lên một phần đời sống của người nông dân còn rất nhiều khó khăn.
- Về các tổ chức cho vay: Trong địa bàn nghiên cứu thì các nông hộ thường vay của các đối tượng với thời hạn và lãi suất được phản ánh cụ thể qua bảng 11, trang 33.
Qua 40 mẫu phỏng vấn trực tiếp thì có 10 hộ là phải đi vay để bổ xung vào nguồn vốn cho đầu tư, chăm sóc cho cây lúa. Phần lớn các hộ nông dân này đều vay vốn của các ngân hàng khác nhau trong xã như: Ngân hàng Nông Nghiệp, Ngân hàng Phát Triển Nông Thôn, các Ngân hàng khác ở Trà Quít, Thuận Hoà,… Trong đó họ chủ yếu vay của ngân hàng Nông Nghiệp (10%) với số lượng vay cao nhất là 20.000.000 đồng và thấp nhất là 2.000.000 đồng trong một lần vay, với lãi suất hàng tháng trung bình là 1,2% trong thời hạn cao nhất là 60 tháng và thấp nhất là 4 tháng (tùy vào số tiền vay nhiều hay ít mà thời hạn trả là lâu hay mau). Ngoài vay ở các ngân hàng thì nông hộ còn vay vốn ở những người quen trong gia đình, họ hàng, làng xóm (chiếm 5%) với số tiền không nhiều và cũng tùy vào số tiền vay mà thời hạn trả có thể lâu hay mau. Các hộ vay của những người quen thì họ có một thuận lợi là thời hạn trả họ có thể thương lượng với nhau được, nếu đến hạn trả mà không có đủ tiền thì những người cho vay có thể cho thêm thời hạn để các hộ vay có thể trả hết cho họ
Bảng 11: Tổng hợp về tình hình vay vốn của các nông hộ
Đối tượng cho vay Số hộ Phần trăm (%)
Số lượng vay (đồng) Lãi suất (%/tháng) Thời hạn vay (tháng) Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Hộ không vay 30 75,0 Người quen 2 5,0 3.000.000 2.000.000 2.500.000 5 2 2,5 12 4 8 Ngân hàng chi nhánh 2 1 2,5 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1,2 1,2 1,2 12 12 12
Ngân hàng ở Thuận Hoà 1 2,5 5.000.000 5.000.000 5.000.000 1,2 1,2 1,2 12 12 12
Ngân hàng phát triển nông thôn 1 2,5 5.000.000 5.000.000 5.000.000 1,2 1,2 1,2 12 12 12
Ngân hàng Trà Quít 1 2,5 10.000.000 10.000.000 10.000.000 1,2 1,2 1,2 60 60 60
Ngân hàng nông nghiệp 4 10,0 20.000.000 2.000.000 7.000.000 1,2 1,2 1,2 60 4 22
Tổng 40 100
- Về điều kiện vay: Khi nông hộ vay ở các Ngân hàng thì họ phải thế chấp bằng khoán đất của mình, thủ tục làm lâu (khoảng trên dưới 10 ngày) trong khi họ cần tiền liền, tuy lãi suất thấp hơn rất nhiều so với vay của người quen (vay ngân hàng lãi suất/tháng từ 1,15% - 1,2%, còn vay của người quen thì lãi suất/tháng từ 2% - 5%) nhưng hầu như 8 hộ nông dân vay ở các ngân hàng không hài lòng vì ngân hàng cho vay ít hơn số vốn mà họ cần (ngân hàng cho vay theo diện tích đất bình quân cho vay 300.000 đồng/công) do đó họ có xu hướng mượn hay vay của người quen. Vay của người quen thì họ phải trả tiền lãi nhiều hơn nhưng bù lại thủ tục vay không rườm rà (hầu như vay bằng tín chấp) và họ vay được đúng số tiền mà họ cần vay.