IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚ
9. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
9.2.5. Nhận thức và tâm lý của nông dân
Trình độ canh tác thấp, phần lớn là người Khmer không rành tiếng Việt, một số không biết tiếng Việt nên có sự bất đồng ngôn ngữ giữa cán bộ hướng dẫn và nông dân thực hiện, gây cản trở rất lớn trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, do đó người nông dân thường không nắm bắt được toàn bộ nội dung mà cán bộ truyền đạt. (Theo ý kiến của một số cán bộ giảng dạy trong chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp).
Vốn sản xuất ít nên người dân rất chú trọng đến bảo tồn đồng vốn vì vậy ban đầu phần lớn nông dân thường lựa chọn phương pháp sản xuất truyền thống vì nó được thực hiện nhiều năm và thường bảo đảm thu nhập ổn định, một số nông dân dù đã được nhìn thấy hiệu quả của mô hình thử nghiệm, thậm chí đã được học lớp IPM nhưng vẫn không dám áp dụng bất cứ biện pháp kỹ thuật mới nào trên mảnh đất của họ. Theo ý kiến của một số nông dân họ chỉ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật khi thấy một số nông dân gần bên ứng dụng thành công.
Khi ứng dụng khoa học kỹ thuật nông dân bị sức ép tâm lý rất lớn khi thấy những bất lợi trước mắt trên mảnh ruộng của mình cũng như sự thất mùa của ruộng kế bên. Cụ thể:
- Mô hình sạ hàng: khi thấy các dấu hiệu như ruộng thưa (0 – 25 ngày tuổi), sâu bệnh,… nông dân sợ mất mùa họ nhanh chóng cấy thêm lúa để cánh đồng trông dầy hơn. Trước sự cắn phá của ốc bưu vàng, một số hộ đã ứng phó
không kịp nên đã bị thất mùa thì hàng loạt các hộ khác không tiếp tục sử dụng phương pháp sạ hàng.
- Mô hình IPM: nông dân thường sử dụng thuốc hóa học với hàm lượng cao hơn nhiều so với chỉ dẫn của cán bộ vì họ vẫn chưa tin tưởng tuyệt đối vào các mô hình khoa học kỹ thuật mới.
Người dân tại đây chưa nhận thấy được tất cả các vai trò của các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, chưa nhận thấy được hiệu quả về môi trường của các mô hình mới như mô hình IPM, không đánh giá cao sự thuận tiện trong chăm sóc, thu hoạch của mô hình sạ hàng, khi mảnh ruộng của họ ít sâu bệnh họ thường không công nhận đó là do các biện pháp canh tác mới mang lại mà nghĩ nguyên nhân là do yếu tố thời tiết, khí hậu thuận lợi mang lại.
Phần lớn những người dân có thời gian nhàn rỗi lớn (ngoài những làm công việc đồng án thì họ không có là gì thêm), các ngành nghề thủ công truyền thống không phát triển do không có đầu ra ổn định nên đối với nông dân vai trò tiết kiệm lao động của một số mô hình là không đáng quan tâm.