Thuận lợi khác

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuấtlúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng (Trang 84 - 85)

IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚ

9. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

9.1.4. Thuận lợi khác

Những mô hình thực hiện trên xã Hồ Đắc Kiện phần lớn đã từng được thực hiện trên các xã khác, nên khi bắt đầu triển khai hay tuyên truyền người dân đã hiểu sơ lược về nó nên rất dễ nắm bắt các mô hình đó.

9.2. Khó khăn

9.2.1. Điều kiện tự nhiên

Các mô hình như sạ lúa theo hàng, mô hình IPM, mô hình lúa – màu… đều phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là diễn biến của thời tiết, sâu hại, dịch bệnh cụ thể như:

- Sự xuất hiện của ốc bưu vàng là nguyên nhân lớn nhất khiến nông dân tại xã khó khăn trong việc áp dụng phương pháp sạ lúa theo hàng (bị lỗ do sự cắn phá của ốc bưu vàng). Theo nhận xét của các cán bộ xã thì hiện nay mô hình này rất ít nông dân áp dụng.

- Sự phát triển quá nhanh của sâu bệnh đã làm cho nông dân không mạnh dạng ứng dụng mô hình IPM một cách triệt để (chỉ áp dụng 40%), theo nhận định của cán bộ giản dạy mô hình IPM, khi nông dân ứng dụng mô hình IPM chi phí thuốc, nông dược vẫn còn cao hơn rất nhiều so với ruộng thí nghiệm, có một vài nơi mô hình IPM đã không phát triển được do sự phát triển quá nhanh của sâu bệnh.

Sâu bệnh cũng là một trở ngài lớn đối với ruộng trồng lúa ST3, ST5 vì giống lúa này không kháng được rầy và chịu đựng rất kém đối với sâu nên những năm có sự phát triển mạnh của rầy và sâu bệnh thì năng suất của ruộng trồng lúa ST3, ST5 giảm mạnh, thậm chí còn thấp hơn cả những ruộng trồng giống lúa khác.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuấtlúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w