Nội dung, phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Phú Thọ đối với phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tỉnh ủy phú thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp hiện nay (Trang 41 - 47)

phát triển nông nghiệp

1.3.2.1. Nội dung nh đạo

Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Phú Thọ đối với phát triển nông nghiệp thể hiện tập trung ở những nội dung lãnh đạo cụ thể và ở phƣơng thức thực hiện những nội dung đó. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Tỉnh ủy Phú Thọ và nội dung, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2010 – 2020, có thể xác định nội dung lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy Phú Thọ nhƣ sau:

Một à, Tỉnh uỷ xác định quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp ở địa phƣơng.

Hai là, Tỉnh ủy lãnh đạo hệ thống chính trị nói chung, đặc biệt là lãnh đạo chính quyền địa phƣơng thực hiện thắng lợi các chủ trƣơng, Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển nông nghiệp.

Ba là, Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng thuộc quyền thực hiện các chủ trƣơng, Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển nông nghiệp.

Bốn à, Tỉnh uỷ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách có phẩm chất và năng lực làm công tác nông nghiệp ở các địa phƣơng.

Năm à, Tỉnh uỷ lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia phát triển nông nghiệp trên địa bàn.

Mặt trận Tổ quốc là nơi đoàn kết, tập hợp các lực lƣợng xã hội phấn đấu xây dựng xã hội mới, con ngƣời mới, nền văn hoá mới tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội không chỉ là lực lƣợng xã hội quan trọng tham gia xây dựng nghị quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Tỉnh uỷ, mà còn thực hiện chức năng giám sát, phản biện hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng. Vì vậy, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là một nội dung lãnh đạo không thể thiếu của Tỉnh uỷ.

1.3.2.2. Phương thức nh đạo

Phƣơng thức lãnh đạo và nội dung lãnh đạo của Đảng có quan hệ mật thiết với nhau, khi đã xác định đƣợc nội dung lãnh đạo đúng thì cần phải tìm ra phƣơng thức lãnh đạo phù hợp mới có thể làm cho nội dung lãnh đạo đƣợc thực hiện tốt trong thực tiễn. Trong thực tế, giữa nội dung lãnh đạo và phƣơng thức lãnh đạo không có sự phân biệt rạch ròi, sự khác nhau giữa chúng chỉ là tƣơng đối. Tuy nhiên, chúng ta cần làm rõ sự khác nhau giữa nội dung lãnh đạo và phƣơng thức lãnh đạo để có giải pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Thực tế đã chứng minh: khi có đƣờng lối đúng, có tổ chức hợp lý mà không có phƣơng thức lãnh đạo phù hợp thì hiệu quả lãnh đạo thấp, thậm chí còn làm vô hiệu hoá cả chủ trƣơng đúng của Đảng và của các cấp uỷ Đảng. Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng sẽ thay đổi khi hoàn cảnh, điều kiện thay đổi, tình hình cách mạng thay đổi.

Từ những vấn đề nêu trên, có thể quan niệm phƣơng thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Phú Thọ đối với phát triển nông nghiệp là: hệ thống các hình thức, phƣơng pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Tỉnh uỷ sử dụng để tác động vào hệ thống chính trị, nhất là các tổ chức Đảng, chính quyền, các ngành, các cấp, các lực lƣợng xã hội ở địa phƣơng nhằm thực hiện tốt nội dung lãnh đạo của Tỉnh uỷ về phát triển nông nghiệp trên địa bàn, qua các giai đoạn khác nhau.

Khái niệm trên cho thấy, phƣơng thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Phú Thọ đối với phát triển nông nghiệp thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau:

hứ nhất, Tỉnh ủy lãnh đạo phát triển nông nghiệp thông qua ban hành các chủ trƣơng, Nghị quyết và những định hƣớng lớn về phát triển nông nghiệp ở địa phƣơng để các tổ chức, các lực lƣợng xã hội thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

Trên cơ sở nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về những vấn đề trọng tâm của phát triển nông nghiệp của tỉnh trƣớc khi đƣa ra HĐND tỉnh bàn bạc, thảo luận ra nghị quyết để tổ chức thực hiện. Đồng thời, cho ý kiến về hoạt động của các cơ quan tham mƣu cho Tỉnh uỷ và chính quyền tỉnh liên quan đến công tác nông nghiệp để các cơ quan này hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định, đảm bảo cho các Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp đƣợc thực hiện thắng lợi ở địa phƣơng.

hứ hai, Tỉnh ủy lãnh đạo phát triển nông nghiệp thông qua các cơ quan nhà nƣớc cấp tỉnh.

Tỉnh ủy lãnh đạo UBND tỉnh cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp thành nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch, đề án công tác của HĐND và UBND tỉnh, qua đó thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động nông nghiệp. Trong từng giai đoạn nhất định, căn cứ vào Nghị

quyết lãnh đạo của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND và UBND tỉnh, các cơ quan chức năng của UBND sẽ xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, đề án công tác thực hiện các nội dung phát triển nông nghiệp ở địa phƣơng, qua đó đƣa Nghị quyết lãnh đạo của Tỉnh uỷ thành hiện thực.

hứ a, Tỉnh ủy lãnh đạo phát triển nông nghiệp thông qua công tác tổ chức, cán bộ của Đảng bộ.

Thông qua công tác tổ chức, cán bộ, Tỉnh uỷ chăm lo xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lƣợng hoạt động của HĐND, UBND tỉnh và lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc lãnh đạo chính quyền cùng cấp. Đây là một nội dung rất quan trọng trong phƣơng thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp. Không có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ chuyên môn say nghề và yêu nghề hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp làm nòng cốt thì không thể phát triển đƣợc nông nghiệp ở địa phƣơng. Cho nên, phƣơng thức lãnh đạo phát triển nông nghiệp thông qua công tác tổ chức cán bộ là phƣơng thức lãnh đạo cơ bản, hiệu quả của Tỉnh uỷ trên lĩnh vực công tác này.

hứ tư, Tỉnh uỷ lãnh đạo phát triển nông nghiệp thông qua công tác tƣ tƣởng của Đảng.

Tiến hành các mặt công tác của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội là một phƣơng thức lãnh đạo phổ biến và quan trọng của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, đối với lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Thông qua công tác tƣ tƣởng của Đảng bộ, Tỉnh ủy tiến hành tổng kết thực tiễn, góp phần phát triển và hoàn thiện lý luận về phát triển nông nghiệp, cung cấp những căn cứ khoa học và thông tin, tƣ liệu khách quan phục vụ quá trình lãnh đạo của Tỉnh ủy trên lĩnh vực này.

hứ năm, Tỉnh uỷ lãnh đạo phát triển nông nghiệp thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Lãnh đạo phát triển nông nghiệp thông qua công tác kiểm tra, giám sát là phƣơng thức lãnh đạo quan trọng của Tỉnh uỷ. Bởi, từ rất sớm Đảng ta đã khẳng định: “L nh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có nh đạo”. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, Tỉnh ủy phát hiện những nhân tố mới trong lãnh đạo phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho những nhân tố đó phát triển, đồng thời uốn nắn những lệch lạc, xử lý nghiêm những tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm, đảm bảo cho Nghị quyết của Tỉnh ủy đƣợc thực hiện thắng lợi trong thực tiễn.

hứ sáu, Tỉnh ủy lãnh đạo phát triển nông nghiệp thông qua vai trò tiền phong, gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên hoạt động trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

Lãnh đạo thông qua phát huy vai trò tiền phong gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên của Đảng là đòi hỏi tất yếu và là một trong những nội dung quan trọng trong phƣơng thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Phú Thọ đối với phát triển nông nghiệp hiện nay. Trên thực tế, tất cả những vị trí quan trọng của cơ quan chính quyền, đoàn thể, của các tổ chức nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở đều do đảng viên nắm giữ. Những đảng viên này lại chịu sự quản lý, giáo dục trực tiếp của các tổ chức Đảng đƣợc lập ở các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội tƣơng ứng. Vì vậy, phát huy tính tiền phong, gƣơng mẫu của đảng viên hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, tự nó đã làm nên sức mạnh lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 của luận văn nghiên cứu, xem xét những vấn đề lý luận liên quan đến sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Phú Thọ đối với phát triển nông nghiệp ở địa phƣơng giai đoạn hiện nay, cụ thể là: Làm rõ những khái niệm công cụ quan trọng liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn nhƣ: nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, lãnh đạo. Đồng thời, luận văn cũng khái quát những chủ trƣơng

của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp, đặc biệt từ khi đổi mới đến nay. Qua đó làm rõ hơn vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc mà Đảng ta đề ra qua các kỳ Đại hội.

Trên cơ sở các khái niệm công cụ, luận văn tập trung đi sâu làm rõ khái niệm Tỉnh ủy Phú Thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp; chỉ ra nội dung và phƣơng thức mà Tỉnh ủy Phú Thọ sử dụng để thực hiện sự lãnh đạo này. Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở lý luận phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu ở các chƣơng tiếp theo của luận văn.

hƣơng 2

Một phần của tài liệu Tỉnh ủy phú thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp hiện nay (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)