Khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu Tỉnh ủy phú thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp hiện nay (Trang 94 - 97)

- Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết chƣa thƣờng xuyên, liên tục Trên thực tế, sự lãnh đạo của

P ƢƠN ƢỚN Ủ ẾU TĂN ƢỜN SỰ LÃN O Ủ TỈN Ủ Ú T Ọ

3.1.2. Khó khăn, thách thức

- Cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, những năm qua Phú Thọ đã có những bƣớc phát triển quan trọng, tỉnh thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, kinh tế Phú Thọ tăng trƣởng chƣa vững chắc; giá trị sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp trên địa bàn không ổn định. Các thành phần kinh tế còn khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với cả nƣớc còn cao; hiệu quả và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tuy đƣợc cải thiện nhƣng chƣa cao. Ngành nông nghiệp, du lịch và dịch vụ phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ vẫn còn thô sơ, thiếu tính cạnh tranh, giá trị sản phẩm rất thấp, còn nằm nhiều ở khâu trung gian. Trong khi, ruộng đất vẫn còn tình trạng manh mún, gây khó khăn cho phát triển sản xuất theo hƣớng hàng hóa.

Khó khăn lớn nhất vẫn là đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp của Phú Thọ chiếm tới 80% diện tích đất tự nhiên, nhƣng quy mô ruộng đất còn nhỏ lẻ, manh mún đã hạn chế việc áp dụng các tiến bộ KHKT, đƣa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất. Đây thực sự là một rào cản trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa trên địa bàn. Ngoài ra, dù chính sách thu hút đầu tƣ của doanh nghiệp vào khu vực nông thôn khá hấp dẫn, nhƣng doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, nên một số còn “ngại” đầu tƣ. Ví dự, Dự án chăn nuôi bò sữa của Công ty Cosmos, với tổng mức đầu tƣ dự kiến 300 tỷ đồng, mặc dù đã đƣợc UBND tỉnh chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ nhƣng không có quỹ đất sạch, trong khi chi phí đền bù lớn nên chƣa triển khai thực hiện.

- Tác động của quá trình đô thị hóa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vận hành nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự lãnh đạo và định hƣớng công tác phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy. Sau gần 20 năm tái lập, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nền kinh tế Phú Thọ, trong đó có ngành nông nghiệp đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bƣớc sang giai đoạn phát triển mới, trƣớc những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng ngày một nặng nề, ngành nông nghiệp của Phú Thọ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Do tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ; tình hình xã hội cũng nhƣ đời sống của nhân dân đã có những thay đổi tích cực, nên nhu cầu đòi hỏi ngành nông nghiệp đáp ứng ngày càng tăng. Tuy nhiên, thực trạng phát triển của nông nghiệp không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chƣa đảm nhận tốt vai trò của một lĩnh vực kinh tế chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khi Phú Thọ bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn.

- Trong thời gian tới, khi hội nhập ngày càng sâu rộng, nhất là khi Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực, thị trƣờng rộng mở hơn, một số mặt hàng sẽ đƣợc ƣu đãi thuế suất bằng 0%, hàng hóa các nƣớc khác sẽ đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng Việt Nam, cũng nhƣ trên địa bàn tỉnh. Đối với sản xuất nông nghiệp nƣớc ta nói chung cũng nhƣ tỉnh Phú Thọ nói riêng, là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro và cạnh tranh khốc liệt; sản phẩm nông nghiệp có tính cạnh tranh thấp về giá thành và chất lƣợng sản phẩm do: Sản xuất nông nghiệp của chúng ta có khoảng cách khá xa với các nƣớc tham gia hiệp định về công nghệ, quy mô, tổ chức sản xuất; hầu hết giống chất lƣợng cao, nguyên liệu đầu vào (thức ăn, thuốc thú y...) đều nhập khẩu từ các nƣớc bạn; Đất đai chia cắt, nhỏ lẻ, manh mún nên chƣa tạo vùng sản xuất hàng hóa, khó khăn thu hút doanh nghiệp,

phát triển kinh tế trang trại; việc tổ chức sản xuất còn hạn chế, liên kết sản xuất còn lỏng lẻo, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chƣa phát triển, chủ yếu sơ chế, thƣơng mại chƣa phát triển tiêu thụ sản phẩm qua thƣơng lái; sản phẩm nông nghiệp chƣa có thƣơng hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy suất nguồn gốc; sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro, khó kiểm soát tình hình dịch bệnh do biến đổi khí hậu, thiên tai... và chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chƣa hấp dẫn nên chƣa có nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ vào nông nghiệp. Chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp còn thấp do tập quán sản xuất của ngƣời dân còn hạn chế, ít quan tâm thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nhiều sản phẩm nông nghiệp không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất cấm còn lớn…; khả năng cạnh tranh kém, tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn. Do đó sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có giá trị và chất lƣợng khó có thể cạnh tranh, tham gia các thị trƣờng lớn, siêu thị hay xuất khẩu.

- Thảm họa thiên tai, nhất là thảm họa của biến đổi khí hậu có xu hƣớng trầm trọng thêm; việc ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa có chuyển biến quan trọng.

Phú Thọ là một trong những tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc chịu sự ảnh hƣởng khá rõ của biến đổi khí hậu. Tại đây, thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan diễn biến bất thƣờng nắng nóng, rét đậm, rét hại kéo dài không theo quy luật đã ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống, sinh kế của ngƣời dân. Theo thống kê ngành nông nghiệp Phú Thọ cho biết: Tính từ năm 2001 đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh bị ảnh hƣởng trực tiếp của 25 cơn bão, 2 áp thấp, trên 85 trận lốc xoáy, mƣa đá, mƣa lớn cục bộ, 19 trận lũ quyét với cƣờng độ cao...

Bên cạnh đó, tình trạng môi trƣờng sống bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, chất thải do sinh hoạt của con ngƣời, chất thải chăn nuôi

không đƣợc ngăn chặn và xử lý; hệ thống hạ tầng cấp, thoát nƣớc chƣa đồng bộ và đầu tƣ đúng mức; xu hƣớng lạm dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng gia tăng... đã gây cản trở không nhỏ đối với việc triển khai thực hiện các Nghị quyết về phát triển nông nghiệp.

- Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận ngƣời dân nông thôn còn thấp; việc thực hiện chính sách an sinh xã hội còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề bức xúc chƣa đƣợc giải quyết triệt để, nhất là những khiếu kiện về đất đai; thiếu việc làm, thu nhập thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày một gia tăng, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trong khi đó một số chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc dù đƣợc ban hành khá đồng bộ, kịp thời, các cấp có triển khai thực hiện xong với khó khăn trên các chủ trƣơng đó khó đi vào lòng dân.

Tất cả những điều trên gây nên nhiều khó khăn, thách thức cho nền nông nghiệp, đồng thời cũng đặt ra thách thức lớn đối với Tỉnh ủy Phú Thọ trong việc xây dựng chủ trƣơng kịp thời để định hƣớng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Và những thách thức này sẽ ngày càng trầm trọng hơn dƣới tác động hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu trong cả hiện tại và tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Tỉnh ủy phú thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp hiện nay (Trang 94 - 97)