Thực tiễn chỉ đạo phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy Phú Thọ

Một phần của tài liệu Tỉnh ủy phú thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp hiện nay (Trang 60 - 76)

- Đặc điểm địa hình

2.2.2. Thực tiễn chỉ đạo phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy Phú Thọ

2.2.2.1. h đạo xây dựng chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển nông nghiệp

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm (2011-2015), tháng 10/2011 Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã họp nghe Ban Cán sự Đảng UBND Tỉnh báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ các chƣơng trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006 - 2010 và xây dựng chính sách hỗ trợ các chƣơng trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn tiếp theo. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy kết luận: “Trƣớc bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nông nghiệp vẫn là lĩnh vực không thể thay thế để đảm bảo an toàn lƣơng thực, an sinh xã hội, do đó cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ nông nghiệp nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng thế mạnh của Tỉnh để phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản nhanh và bền vững”[40]

Bám sát Nghị quyết số 04/TU ngày 28/04/2011 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về phát triển các chƣơng trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2011-2015, trong đó xác định cần tập trung đầu tƣ hỗ trợ 04 chƣơng trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm, gồm: Sản xuất lƣơng thực; phát triển chè; phát triển thủy sản; trồng rừng sản xuất (cây nguyên liệu và cây lấy gỗ). Bên cạnh đó là 04 chƣơng trình sản xuất nông nghiệp khuyến khích phát triển gồm: phát triển đàn lợn thịt, bò thịt chất lƣợng cao, phát triển trồng cây ăn quả, phát triển nông nghiệp cận đô thị, phát triển cây cao su... Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy ra các văn bản chỉ đạo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn và các sở, ban ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện triển khai các Nghị quyết chung về phát triển nông nghiệp. Cụ thể nhƣ:

Thực hiện Nghị quyết số 36/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ các chƣơng trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012-2015; UBND tỉnh đã xây dựng chƣơng trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012-2015.

Để nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh có nhiều thay đổi, thách thức, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện việc xây dựng Quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030, trong đó xác định rõ quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nƣớc cũng nhƣ của vùng trung du miền núi phía Bắc; góp phần cụ thể hóa Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Ngày 14/12/2015, HĐND tỉnh đã ra Nghị quyết số 12/2015/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 thay thế cho Nghị quyết số 59/2006/NQ-HĐND ngày 15/5/2006 của HĐND tỉnh về điều chỉnh quy hoạch nông, lâm nghiệp - thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020. Đây là cơ sở để ngành nông nghiệp tỉnh tạo bƣớc đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh mục tiêu hội nhập và phát triển của địa phƣơng.

2.2.2.2 h đạo triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp

2.2.2.2.1. Đối với ngành trồng trọt

Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh xác định: Cơ cấu đất nông nghiệp phải đƣợc bố trí để phát triển cây trồng cho phù hợp từng giai đoạn với phƣơng thức canh tác tiên tiến, đƣa nhanh các giống mới vào sản xuất để đạt đƣợc

năng suất cao, chất lƣợng tốt phù hợp với thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc nhằm tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp/ha.

* Về sản xuất lƣơng thực: Thực hiện Nghị Quyết số 04-NQ/TU ngày 28/04/2011 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về thực hiện các chƣơng trình sản xuất Nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 36/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ các chƣơng trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2015; UBND tỉnh đã xây dựng chƣơng trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012-2015. Theo đó:

Phƣơng châm, các biện pháp thực hiện chƣơng trình sản xuất lƣơng thực, thực phẩm đƣợc xác định là: tăng cƣờng công tác nghiên cứu khảo nghiệm, xác định những giống có năng xuất cao, chất lƣợng tốt bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào áp dụng sản xuất trên diện rộng gắn với đầu tƣ thâm canh và chế độ luân canh phù hợp, ứng dụng cơ giới hóa công nghệ chế biến để nâng cao năng suất, giá trị trên đơn vị diện tích. Tập trung chỉ đạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ vững chắc về việc thực hiện thời vụ lúa xuân muộn và cây vụ đông sớm (ngô, đậu tƣơng). Ƣu tiên đầu tƣ phát triển hệ thống thủy lợi giao thông nội đồng để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và gắn với xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch đất chuyên lúa hình thành các vùng thâm canh tập trung và các vùng sản xuất giống để chủ động nhu cầu cho sản xuất. Bên cạnh đó, đề ra các chính sách hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai cho các hộ nông dân thuộc các thôn, xã đặc biệt khó khăn, an toàn khu (ATK), hỗ trợ biện pháp thâm canh mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhƣ: Thâm canh lúa cải tiến (SRI), gieo thẳng bằng giàn sạ và sử dụng giống lúa lai. Tăng mức hỗ trợ đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng ATK.

* Cây công nghiệp ngắn ngày: Tập trung phát triển mạnh cây đậu tƣơng, cây lạc với các giống tốt có năng suất, chất lƣợng để làm hàng hóa và

nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Cây đậu tƣơng, cây lạc phát triển mạnh ở các huyện nhƣ thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa.

Cây đậu tƣơng và vừng: Tăng nhanh diện tích cây đậu tƣơng và vừng. Diện tích gieo trồng cây đậu tƣơng năm 2015 đạt 5 ngàn ha, tăng gần 1,1 nghìn Ha so với năm 2010. Sản lƣợng năm 2015 đạt 8 ngàn tấn, tăng 3,2 ngàn tấn so năm 2010.

* Cây công nghiệp dài ngày: Tập trung phát triển mạnh cây chè, giữ vững ổn định diện tích chè 15,5 ngàn ha. Theo nội dung Kết luận số 26- KL/TU ngày 18/11/2011 về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thì phát triển cây chè là một trong những chƣơng trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Trong đó, Tỉnh ủy đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc phát triển cây chè và các chính sách cần hỗ trợ nhƣ: hỗ trợ bầu chè mới, tăng mức hỗ trợ đầu tƣ thâm canh cho diện tích trồng lại, tập trung trồng thay thế khoảng 2 ngàn ha chè cũ đã bị thoái hóa, năng xuất chất lƣợng thấp bằng các giống chè mới có năng xuất chất lƣợng cao, phù hợp với nguyên liệu chế biến của từng loại sản phẩm. Tổng số hộ đƣợc hỗ trợ là 10 nghìn hộ. Tổng số kinh phí đƣợc hỗ trợ là: ngân sách Nhà nƣớc 10,58 tỷ đồng, dự án QSEAP 50,2 tỷ đồng. Đến năm 2015 tỷ lệ cơ cấu các giống chè mới chiếm trên 70%. Đẩy mạnh đầu tƣ thâm canh, ứng dụng khoa học vào sản xuất để vừa tăng năng suất vừa nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè, sản xuất chè an toàn theo VietGap. Phấn đấu năng suất chè búp tƣơi trên diện tích cho sản phẩm đạt 9,5 tấn/ha, sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 130-135 ngàn tấn. Xây dựng đƣợc thƣơng hiệu sản phẩm chè Phú Thọ có khối lƣợng hàng hóa lớn cung ứng cho thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ cũng đã đƣa ra kế hoạch rà soát sắp xếp lại vùng chế biến nguyên liệu gắn liền với vùng nguyên liệu và yêu cầu các doanh nghiệp chế biến phải có trách nhiệm đầu tƣ cho sản xuất và tiêu thụ chè búp tƣơi thông qua kỹ kết hợp đồng nông dân. Tăng

cƣờng xúc tiến thƣơng mại, quảng bá thƣơng hiệu, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ...

Chƣơng trình phát triển cây ăn quả: thuộc chƣơng trình sản xuất nông nghiệp khuyến khích phát triển. Đẩy mạnh đầu tƣ thâm canh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới để diện tích Bƣởi Đoan Hùng hiện có sinh trƣởng, phát triển tốt cho năng suất chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao. Phấn đấu đến năm 2015 diện tích trồng Bƣởi Đoan Hùng đạt 80 -100 triệu đồng/ha. Chỉ đạo UBND huyện Đoan Hùng thành lập tổ công tác thuộc phòng NN&PTNT chỉ đạo tuyên truyền hƣớng dẫn nông dân đẩy mạnh đầu tƣ thâm canh giữ vững thƣơng hiệu Bƣởi Đoan Hùng.

Trồng mới mở rộng cây Bƣởi Diễn cho tất cả các huyện, thành, thị. Phấn đấu đến năm 2015 diện tích trồng Bƣởi Diễn trên địa bàn Tỉnh đạt 1.000 đến 1.500ha. Đối với cây Hồng không hạt (Hồng Hạc Trì, Hồng Gia Thanh) tiếp tục chỉ đạo các địa phƣơng bảo tồn diện tích hiện có. Chú trọng chỉ đạo trồng mới mở rộng diện tích đảm bảo quy hoạch của từng vùng, thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật thâm canh và sử dụng giống đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng. Ƣu tiên phát triển theo quy mô trang trại tập trung và gắn với mô hình V-A-C kết hợp.

2.2.2.2.2. Đối với ngành chăn nuôi

Một trong những chủ trƣơng lớn của tỉnh và nằm trong chƣơng trình sản xuất nông nghiệp khuyến khích phát triển chƣơng trình phát triển đàn lợn thịt bò thịt chất lƣợng cao tiếp tục đƣợc quan tâm, cụ thể: tiếp tục chỉ đạo sind hóa đàn bò; chỉ đạo hỗ trợ việc mua bò đực giống ngoại nhằm cải tạo đàn bò và nâng cao chất lƣợng thịt. Phát triển chăn nuôi đàn lợn thịt chất lƣợng cao tránh xa khu dân cƣ, đảm bảo môi trƣờng sinh thái. Trong những năm qua, có 53 nghìn lƣợt hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp đƣợc thụ hƣởng kinh phí 16,3 tỷ đồng ngân sách (giai đoạn 2012 - 2015 hỗ

trợ 353 con bò đực giống, thụ tinh nhân tạo thành công cho 25.055 con bò cái có chửa, xây dựng gần 300 chuồng trại chăn nuôi bò, lợn...)

Nhờ có chủ trƣơng đƣờng lối đúng đắn và các chính sách hỗ trợ hợp lý, trong những năm gần đây, đàn bò của tỉnh có sự tăng trƣởng nhanh về số lƣợng và phát triển đồng đều ở các địa phƣơng. Chính sách bò thịt đã góp phần cải thiện chất lƣợng đàn, tỷ lệ bò lai tăng từ 42,6% năm 2010 lên 70% năm 2015. Trọng lƣợng bò xuất chuồng tăng 12%. Năm 2015 tổng đàn bò trên toàn tỉnh đạt 147 nghìn con, sản lƣợng thịt bò đạt trên 9 nghìn tấn, tỷ lệ bò lai Zebu đạt 95% tổng đàn bò. Tổng đàn lợn 750 nghìn con, trong đó lợn lai chất lƣợng cao chiếm trên 80%, sản lƣợng thịt hơi đạt trên 85 nghìn tấn. Trung bình mỗi huyện quy hoạch đƣợc gần 10 khu chăn nuôi.

Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh, ngành chăn nuôi giai đoạn này phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giá trị sản xuất. Công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi đƣợc triển khai tích cực, cơ bản không có dịch bệnh lớn xảy ra.

2.2.2.2.3. Đối với ngành lâm nghiệp

Phú Thọ là một tỉnh miền núi, rừng và đất rừng chiếm 58% diện tích tự nhiên. Trong những năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, kinh tế nông - lâm nghiệp phát triển khá, rừng và đất rừng đƣợc bảo vệ, khai thác ngày càng hiệu quả. Diện tích rừng trồng hàng năm tăng ngăn chặn đƣợc tình trạng suy thoái về diện tích và chất lƣợng rừng; độ che phủ rừng tăng nhanh. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống và thâm canh rừng trồng đã đƣợc áp dụng trong sản xuất, năng suất, chất lƣợng rừng tăng khá. Công tác quản lý nhà nƣớc về rừng có nhiều tiến bộ. Các chƣơng trình dự án phát triển lâm nghiệp đƣợc triển khai tích cực; liên kết giữa ngƣời sản xuất và nhà máy chế biến, giữa nông dân với lâm trƣờng bƣớc đầu đƣợc hình thành trên cơ sở lợi ích kinh tế. Ngành chế biến gỗ và lâm sản đã có bƣớc phát triển, đáp ứng nhu

cầu thị trƣờng trong nƣớc và tham gia xuất khẩu. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp đang chuyển đổi mạnh từ nền lâm nghiệp quốc doanh thuần túy sang nền lâm nghiệp xã hội với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế, tạo thêm việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Bên cạnh thành tựu trên vẫn còn những tồn tại yếu kém: diện tích rừng tuy có tăng nhƣng chất lƣợng và tính đa dạng sinh học của rừng chƣa đƣợc cải thiện nhiều. Tiến độ trồng rừng chậm, quản lý giống cây lâm nghiệp chƣa chặt chẽ. Các thành phần kinh tế chƣa mạnh dạn đầu tƣ phát triển rừng nguyên liệu. Hiện tƣợng ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho ngƣời sản xuất chậm đƣợc khắc phục. Tăng trƣởng của ngành lâm nghiệp chƣa bền vững, hiệu quả sản xuất chƣa cao; quy mô sản xuất nhỏ, sức cạnh trranh kém. Quản lý đất đai lâm nghiệp còn buông lỏng, chồng chéo; hiện tƣợng tranh chấp, xâm lấn, bố trí không đúng quy hoạch còn xẩy ra. Công nghiệp chế biến quy mô nhỏ, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh sản phẩm thấp.

Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của rừng, Tỉnh ủy Phú Thọ xác định hƣơng hƣớng: Phát triển rừng sản xuất phù hợp với quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh. Phát triển mạnh rừng sản xuất trọng tâm là trồng rừng nguyên liệu tập trung và đẩy mạnh trồng cây lấy gỗ; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác giống và thâm canh rừng là khâu đột phá. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển rừng; triển khai nhanh chủ trƣơng “xã hội hóa” nghề rừng. Lồng ghép các chƣơng trình, dự án; nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh trong sản xuất và chế biến để rừng sản xuất đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động. Phát triển rừng sản xuất gắn với thị trƣờng và góp phần hỗ trợ cho rừng phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Để đạt đƣợc kết quả và thực hiện tốt phƣơng hƣớng đã đề ra của Tỉnh ủy, ngày 07/05/2012 UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện các chƣơng

trình nông nghiệp giai đoạn 2012 -2015 tại văn bản số 1652/KH - UBND trong đó xác định mục tiêu: Giữ vững ổn định 60 ngàn ha rừng trồng nguyên liệu giấy tập trung, trong đó chƣơng trình phát triển rừng sản xuất là 36.000 ha, năng suất bình quân đạt 70m3/ha/chu kỳ. Hàng năm trồng 4.000ha rừng sản xuất thâm canh, năng suất rừng thâm canh đạt 100-120m3/ha/chu kỳ phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 6 nghìn ha rừng cây gỗ lớn (trồng tập trung phân tán làm giàu rừng tự nhiên, chặt tỉa thƣa nuôi dƣỡng rừng trồng để khai thác chu kỳ 2). Rà soát xác định rõ những đối tƣợng đất rừng để thực hiện thâm canh, trồng cây gỗ lớn. Đẩy mạnh sản xuất cung ứng cây giống ngoại đảm bảo số lƣợng phục vụ trồng rừng hàng năm.

Ngày 26/8/2013, Thƣờng trực Tỉnh ủy đã ra văn bản số 969-TB/TU về chủ trƣơng hỗ trợ kinh phí trồng rừng sản xuất thuộc dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012-2015, trong đó quy định về đối tƣợng đƣợc hỗ trợ bao gồm: các hộ, nhóm hộ có đất, thuê đất trồng rừng thâm canh ít nhất 01 chu kỳ sản xuất với quy mô liền vùng từ 01 ha trở lên. Mức hỗ trợ đƣợc chia theo từng khu vực. Đối với các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập mức hỗ trợ 3,7 triệu đồng/ha trong đó: hỗ trợ giống cây keo tƣợng hạt ngoại 2 triệu đồng/ ha, hỗ trợ phân bón lót 1,7 triệu đồng/ha. Đối với các huyện thành thị còn lại chỉ hỗ trợ giống. Trong giai đoạn trên có 9.671 hộ đƣợc hƣởng lợi với

Một phần của tài liệu Tỉnh ủy phú thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp hiện nay (Trang 60 - 76)