Chủ trương phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy Phú Thọ

Một phần của tài liệu Tỉnh ủy phú thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp hiện nay (Trang 55 - 60)

- Đặc điểm địa hình

2.2.1. Chủ trương phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy Phú Thọ

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề phát triển nông nghiệp, Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ đã tích cực triển khai và thực hiện, đồng thời căn cứ tình hình thực tế của Tỉnh để ra các văn bản hƣớng dẫn chỉ đạo phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Từ ngày 27-29/10/2010, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII đƣợc tiến hành với sự tham dự của 333 đại biểu thay mặt cho hơn 83.000 đảng viên toàn Đảng bộ. Đứng trƣớc những thời cơ, thuận lợi mới cũng nhƣ những thách thức không nhỏ của một thời kỳ phát triển mới, Đại hội có nhiệm vụ vạch ra con đƣờng phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (2010- 2015), trong đó có đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển nông nghiệp.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, đƣa ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn này, Đại hội đã vạch ra những định hƣớng phát triển kinh tế trong 5 năm (2011-2015) là: Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo hƣớng CNH, HĐH; chú trọng đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng. Tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tập trung thực hiện tốt ba khâu đột phá về đầu tƣ kết cấu hạ tầng then chốt, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và phát triển du lịch để kinh tế phát triển nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, sớm đƣa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp

Mục tiêu phấn đấu đƣợc xác định: Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 12 - 13%/năm, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.500 - 1.600 USD; tỷ lệ hộ nghèo còn dƣới 10%; tỷ lệ tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh hằng năm đạt 70% trở lên...

Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp trong 5 năm (2011-2015) nhƣ sau:

Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông thôn.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ƣu tiên sản xuất các sản phẩm có lợi thế và có thị trƣờng tiêu thụ. Tăng cƣờng ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; giải quyết tốt khâu giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, thâm canh, tăng vụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích; đảm bảo an toàn lƣơng thực. Phát triển giao thông nội đồng, thủy lợi vùng đồi; đẩy nhanh việc đƣa cơ giới hóa vào sản xuất.

Lựa chọn đầu tƣ có trọng tâm; tiếp tục điều chỉnh và thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm. Mở rộng và nâng cao chất lƣợng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhƣ: Chè, nguyên liệu giấy, cây lấy gỗ, cây ăn quả, chăn nuôi bò thịt, nuôi trồng thủy sản. Tạo sự liên kết giữa sản xuất nông, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trƣờng tiêu thụ.

Cơ cấu lại diện tích đất nông nghiệp, hoàn thành việc dồn đổi ruộng đất quả thấp sang phát triển ngành nghề, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản. Làm tốt công tác phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn sản xuất và đời sống của nhân dân.

Rà soát, đánh giá lại diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng, điều chỉnh cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng. Phấn đấu trồng 6 vạn ha cây nguyên liệu giấy tập trung đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế tƣ nhân, kinh tế tập thể và kinh tế trang trại. tăng cƣờng đầu tƣ và hỗ trợ đầu tƣ xây dựng để tiếp tục hoàn thiện một bƣớc quan trọng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn; nhất là giao thông, thủy lợi, chợ, cụm công nghiệp ở các huyện; đầu tƣ cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển các ngành nghề dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn [44]

Từ ngày 28-30/9/2015, Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII đã đƣợc tiến hành. Đại hội đã khẳng định những kết quả vể phát triển nông nghiệp đạt đƣợc trong giai đoạn 2010-2015 nhƣ: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37,1%, dịch vụ 37,2%, nông lâm nghiệp 25,7%. Sản xuất nông, lâm nghiệp duy trì tăng trƣởng khá, bù đắp sự tăng trƣởng thấp của ngành công nghiệp xây dựng, góp phần tăng thu nhập, ổn

định chính trị - xã hội ở nông thôn. Quan tâm xây dựng mô hình chăn nuôi bán công nghiệp, sản xuất rau quả an toàn, vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với phát triển nông nghiệp cận đô thị; hình thành mô hình sản xuất hàng hóa theo hƣớng liên kết, chuỗi giá trị. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa, đƣa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất; sản lƣợng lƣơng thực có hạt tăng 5,2%, đảm bảo an ninh lƣơng thực; bình quân giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất canh tác và nuôi trồng thủy sản tăng 59,6%. Tập trung chỉ đạo quản lý, bảo vệ rừng, nâng độ che phủ rừng đạt 50,8%. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành có sự chuyển biến tích cực, giá trị tăng thêm bình quân lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 23,4 triệu đồng/ngƣời/năm (tăng 94,7% so với năm 2010). Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo hƣớng nâng cao giá trị tăng thêm và phát triển bền vững.

Đồng thời, Đại hội cũng chỉ rõ những hạn chế trong phát triển nông nghiệp, đó là: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt thấp so với chỉ tiêu; chất lƣợng tăng trƣởng chƣa vững chắc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chậm. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết với chế biến, bảo quản và tạo lập thị trƣờng đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm; chƣa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao và sản phẩm có thƣơng hiệu; tiến độ xây dựng nông thôn mới chậm.

Trên cơ sở những thành tựu đạt đƣợc và hạn chế, Đại hội đã đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020: Về tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GRDP theo giá so sánh 2010): Tăng bình quân 7,5%/năm, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 9,5%/năm, dịch vụ tăng 7,5%/năm, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5%/năm; Về cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng giá trị tăng thêm các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

chiếm 80%, giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20%; Tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động toàn xã hội; Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 51%...

“Phát triển nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh. Huy động nguồn lực, thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp - nông thôn; chú trọng xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất trọng điểm, nhất là vùng sản xuất hàng hoá chủ lực và vùng khó khăn; đẩy mạnh việc chuyển đổi tƣ duy về phƣơng thức sản xuất nhằm tăng quy mô, chất lƣợng sản phẩm hàng hóa bền vững theo chuỗi liên kết. Tập trung chỉ đạo dồn đổi, tích tụ ruộng đất tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, gắn với chế biến sâu và tích cực giải quyết thị trƣờng đầu ra cho nông sản; khắc phục tình trạng nông dân bỏ ruộng, bỏ vụ. Xây dựng chính sách phù hợp, lồng ghép có hiệu quả các chƣơng trình, nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất trên cùng một địa bàn, phát triển nông nghiệp cận đô thị, nhân rộng các mô hình sản xuất có giá trị gia tăng cao. Chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nông thôn mới; chú trọng phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu gắn với phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, xây dựng văn hoá cộng đồng, tập quán tốt đẹp của làng quê; phát triển các ngành nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao.

Phấn đấu đến 2020, giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác, cây hằng năm và thủy sản đạt trên 120 triệu đồng; hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

Nhƣ vậy, quán triệt quan điểm, chủ trƣơng phát triển nông nghiệp của Đảng, trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ một số tồn tại trong phát

triển nông nghiệp trong các giai đoạn trƣớc, từ năm 2011 trở lại đây, Tỉnh ủy Phú Thọ (qua các Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và XVIII đã đề ra những chủ trƣơng, biện pháp cụ thể nhằm lãnh đạo phát triển ngành nông nghiệp trong từng năm, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Tỉnh ủy phú thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp hiện nay (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)