Kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Tỉnh ủy phú thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp hiện nay (Trang 76 - 85)

- Đặc điểm địa hình

2.2.3. Kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế

2.2.3.1. Kết quả đạt được

2.2.3.1.1. Trong phát triển nông nghiệp

Là một tỉnh có truyền thống phát triển nông nghiệp, những năm qua, Phú Thọ đã không ngừng chú trọng tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó nông nghiệp là một trong những lĩnh vực đƣợc Tỉnh chú trọng phát triển, đặc biệt là theo hƣớng bền vững. Tỉnh đã tập trung định hƣớng, đầu tƣ cho nông nghiệp thông qua các chƣơng trình đề án thúc đẩy nông nghiệp tăng trƣởng nhanh, bền vững. Theo đó, tập trung vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ; triển khai nhiều giống lúa năng suất cao, chất lƣợng tốt; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Nhờ đó, nông nghiệp của Phú Thọ phát triển khá toàn diện với nhiều đề án, mô hình tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả. Chỉ tính riêng giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trƣởng đƣợc duy trì, bình quân tăng 5,09%/năm; cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi. Trong từng lĩnh vực đã có sự chuyển dịch theo chiều sâu góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

Mặc dù chịu ảnh hƣởng bất lợi của thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, song do chủ động xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp về xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chƣơng trình dự án trọng điểm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, dồn đổi ruộng đất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học về giống cây trồng, đƣa cơ giới hóa vào sản xuất. Vì vậy, năng suất sản lƣợng cây trồng có bƣớc phát triển: năng suất lúa tăng 3,8 tạ/ha, ngô tăng 2,8tạ/ha; sản lƣợng lƣơng thực tăng 22,8 nghìn tấn, (đạt mục tiêu 465,6 nghìn tấn), lƣơng thực bình quân 341 kg/ngƣời (tăng 17kg/ngƣời/năm so với năm 2010); Diện tích áp dụng thâm canh lúa cải tiến SRI đƣợc mở rộng, năm 2015 đạt trên 40 nghìn ha (chiếm 60% tổng diện tích). Diện tích lúa lai đạt 49,6%, lúa chất lƣợng cao đạt 18%, ngô lai đạt 98%. Tính đến tháng 12/2015, diện tích thu hoạch ngô 2.629,0 ha (đạt 29,5% diện tích gieo trồng), năng suất ƣớc đạt 45,5 tạ/ha. Rau thu hoạch 3.265,1 ha, năng suất ƣớc đạt 134,6 ha [39].Bƣớc đầu hình thành vùng sản xuất tập trung, mở rộng mô hình cánh đồng lớn trồng lúa theo hƣớng liền vùng, cùng trà, cùng giống với tổng diện tích trên 5 nghìn ha. Do vậy mặc dù diện tích gieo trồng cây lƣơng thực giảm nhƣng sản lƣợng lƣơng thực tăng 22 nghìn tấn, an ninh lƣơng thực cơ bản đƣợc đảm bảo.

Sau 5 năm thực hiện quy hoạch phát triển chè đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng: các chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vƣợt mục tiêu đề ra, cụ thể: tổng diện tích chè tăng 677 ha so với năm 2010, tỷ lệ chè giống mới đạt 71%

(tăng 15% so với năm 2010) năng suất chè búp tƣơi tăng 2,2 tấn/ha, sản lƣợng tăng 35 nghìn tấn, mở rộng diện tích chè sản xuất an toàn (VietGap, RFA...) đạt 25,3% diện tích chè cho sản phẩm. Xây dựng đƣợc 5 thƣơng hiệu chè, đã quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến với diện tích 463,5ha, thiết kế 25 mẫu mã, bao bì sản phẩm và đăng ký mã số, mã vạch cho các sản phẩm đƣợc quảng bá ra thị trƣờng. Bên cạnh đó đã huy động đƣợc nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển chè, bƣớc đầu hình thành liên kết 4 nhà trong sản xuất; chƣơng trình phát triển chè của tỉnh đã góp phần quan trọng vào giải quyết thêm việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, từng bƣớc nâng cao đời sống, bảo xuất hàng hóa.

Chất lƣợng rừng đƣợc cải thiện, diện tích rừng trồng hàng năm tăng lên. Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh bình quân đạt 6.000ha, trồng cây phân tán đạt 1,2 triệu cây, khoán bảo vệ rừng 33,6 nghìn ha, sản lƣợng gỗ khai thác đạt 345,3 nghìn m3. Nâng cao năng suất rừng (bình quân ƣớc đạt 76m 3/ha/chu kỳ tăng 19,2m3/ha/chu kỳ so với năm 2010) hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với các cơ sở chế biến và một số mô hình kinh tế lâm nghiệp gắn với trang trại có hiệu quả. Giải quyết công ăn việc làm cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trƣờng.

Về thủy sản: Chƣơng trình phát triển thủy sản phát triển theo từng loại hình mặt nƣớc, mở rộng diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi thành công cá lồng trên sông, hồ chứa. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 11,8 nghìn ha, sản lƣợng nuôi đạt 34,7 nghìn tấn.

Có 4 chƣơng trình nông nghiệp trọng điểm, 4 chƣơng trình khuyến khích phát triển đƣợc triển khai và chuyển từ phƣơng thức chỉ đạo sản xuất hành chính, phong trào sang chỉ đạo theo chƣơng trình, dự án cụ thể. Tăng cƣờng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học để xây dựng và từng bƣớc nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến. Chỉ đạo

sát sao về cơ cấu giống, thời vụ, dự tính dự báo, chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời để giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh... Về đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Đến nay hệ thống công trình thuỷ lợi đã đảm bảo tƣới, tiêu thƣờng xuyên cho trên 80% diện tích lúa, hệ thống đê điều thuỷ lợi có bƣớc phát triển quan trọng, tỷ lệ dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 92%.

Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai tích cực, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia; đến hết năm 2015 có 01 huyện đạt chuẩn, 60 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân 1 xã đạt 12,1 tiêu chí (trong khi đó bình quân cả nƣớc 1 xã đạt 10,82 tiêu chí); diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Thu nhập và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên; thu nhập bình quân lao động nông thôn đạt 23 triệu đồng/ngƣời/năm (tăng 11,7 lần so với năm 1997); tỷ lệ hộ nghèo còn 7,89% (bình quân toàn vùng Tây Bắc là 15,5%). Các loại hình kinh tế doanh nghiệp, HTX, kinh tế tập thể bƣớc đầu có sự phát triển thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đƣợc ứng dụng đƣa vào sản xuất; công tác QLNN, từ đó đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh.

Triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ, Phú Thọ đã chủ trƣơng phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, bền vững. Kết quả, cơ cấu nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đã chuyển dịch tích cực; nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng. Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các địa phƣơng trong tỉnh đã chú trọng đặt nông dân vào vị trí trung tâm và có vai trò chủ đạo.

Nhiều nguồn vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật đƣợc chuyển giao cho nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất.

Từ đầu năm 2015 đến nay, tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho trên 14,3 nghìn lƣợt cán bộ khuyến nông cấp huyện, cấp cơ sở và ngƣời nông dân về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, hƣớng dẫn sản xuất theo hƣớng an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... Từ đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới.

Cụ thể, hàng năm đã lựa chọn đƣợc các giống có năng suất, chất lƣợng cao, thích nghi với điều kiện khí hậu và điều kiện canh tác của từng vùng để bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh. Trong đó, diện tích lúa lai đạt trên 50% diện tích gieo cấy. Diện tích ngô lai chiếm tới 98%, diện tích chè giống mới đạt 71% diện tích chè hiện có; các giống sắn mới, cao sản đƣợc mở rộng sản xuất.

Toàn tỉnh đã tập trung phát triển 25 vùng sản xuất lúa tập trung theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Cơ cấu mùa vụ đƣợc chuyển dịch theo hƣớng mở rộng trà xuân muộn, mùa sớm, mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa chất lƣợng cao, tăng diện tích gieo cấy lúa cải tiến SRI, gieo sạ, mạ ném; tiến hành chuyển đổi hơn 800ha diện tích lúa cao hạn sang trồng các cây màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 5-15%.

Trong chăn nuôi, tỷ lệ bò lai chiếm 65% tổng đàn, lợn lai chiếm trên 90% tổng đàn. Các giống vật nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao dần đƣợc phổ biến ở các địa phƣơng; công tác lai tạo, cải tạo đàn gia súc đƣợc áp dụng rộng rãi bằng phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo, đảm bảo chất lƣợng và tỷ lệ thụ thai cao.

Việc nghiên cứu thử nghiệm các giống thủy sản mới đã đem lại những hiệu quả ban đầu, cơ cấu giống thủy sản đặc sản và các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao chiếm khoảng 35% cơ cấu giống. Các mô hình nuôi cá rô phi

đơn tính theo hƣớng VietGAP, nuôi cá tầm nƣớc lạnh, nuôi cá lăng… cho kết quả khả quan. Nhiều biện pháp nuôi thâm canh, sử dụng thức ăn hỗn hợp, nuôi cá trong lồng trên sông đƣợc áp dụng ở một số vùng trọng điểm của các huyện nhƣ Cẩm Khê, Thanh Thủy, Tam Nông… cho năng suất, chất lƣợng sản phẩm tốt.

Các mô hình sản xuất mới gắn với khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đã nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, cải thiện thu nhập và phát huy sức sáng tạo của ngƣời dân, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới.

Việc đƣa doanh nghiệp đầu tƣ vào địa bàn nông thôn có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Để thúc đẩy sản xuất theo hƣớng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, Phú Thọ đã tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu, quản lý chất lƣợng sản phẩm. UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát và xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015 - 2020; tham mƣu ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ; cơ chế lồng ghép các nguồn vốn khác nhau để thực hiện chƣơng trình. Theo đó, các lĩnh vực sản xuất sản phẩm đặc thù đƣợc hỗ trợ bao gồm: Trồng cây dƣợc liệu, rau, củ, quả; chăn nuôi lợn thịt, lợn giống, gà giống, bò thịt; nuôi trồng thủy sản tập trung, nuôi cá lồng, hồ chứa thủy lợi, chế biến gỗ rừng; chế biến chè; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

Bƣớc đầu đã có một số doanh nghiệp đầu tƣ liên kết với nông dân sản xuất hàng hóa trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất chế biến chè, rau quả… Nhờ vậy nhiều sản phẩm đã ổn định đầu ra, nâng cao thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó, tỉnh còn ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, khuyến khích các hình thức liên

minh, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tăng cƣờng các nguồn lực đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, phòng chống thiên tai...

Với sự quan tâm đầu tƣ về nhiều mặt trên cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sau 3 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp Phú Thọ đã khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần thay đổi diện mạo của các địa phƣơng trong toàn tỉnh. Mặc dù đóng góp vào GRDP của tỉnh với tỷ trọng không cao, nhƣng sản xuất nông nghiệp đã góp phần cơ bản để ổn định thị trƣờng, đời sống và đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn, có vai trò quan trọng trong việc giúp nền kinh tế vƣợt qua giai đoạn khó khăn, tạo cơ sở vững chắc thúc đẩy tích cực quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng CNH, HĐH. Đồng thời, phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng vai trò bảo tồn những nền văn hoá truyền thống tại các khu vực nông thôn, có giá trị cân bằng môi trƣờng sinh thái của tỉnh.

2.2.3.1.2. Trong lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy

Một trong những nhân tố quan trọng của sự thành công trên chính là sự đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trƣớc hết, sau các kỳ Đại hội tỉnh Đảng bộ, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo xây dựng và thông qua kế hoạch và chƣơng trình hoạt động toàn khoá của Tỉnh uỷ, đồng thời tiến hành xây dựng các đề án công tác cụ thể, trong đó có các đề án về nông nghiệp, nông thôn. Từ đó xây dựng và thực hiện kế hoạch, chƣơng trình, đề án công tác là một điểm mới đem lại hiệu quả trong lãnh đạo nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh uỷ.

Lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn qua chỉ đạo UBND tỉnh và chính quyền các cấp là vấn đề trọng tâm chủ yếu trong phƣơng thức lãnh đạo

kinh tế của Tỉnh uỷ. Những vấn đề thƣờng nảy sinh làm giảm vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với nông nghiệp, nông thôn hoặc giảm hiệu lực quản lý nông nghiệp, nông thôn của UBND và chính quyền các cấp đã đƣợc Tỉnh uỷ và các cấp uỷ chủ động quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời thông qua công tác cán bộ, phát huy cao vai trò của các cấp uỷ trong từng lĩnh vực. Đồng thời, Tỉnh uỷ đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp uỷ và chính quyền các cấp trong lãnh đạo quản lý nông nghiệp, nông thôn mà Tỉnh uỷ và Đảng đoàn UBND tỉnh là một mẫu mực để cấp dƣới noi theo. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Tỉnh uỷ và Đảng đoàn HĐND, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã đƣợc thể hiện rõ trong quy chế hoạt động của Tỉnh uỷ và qua thực tiễn công tác. Trƣớc khi ra Nghị quyết, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ giao cho Ban Cán sự Đảng UBND, các ngành, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mƣu cho Tỉnh uỷ xây dựng dự thảo, cụ thể các đề án để trình Tỉnh uỷ xem xét quyết định. Chính vì vậy mà khi nghị quyết ra đời hợp với lòng dân, cán bộ các cấp các ngành tổ chức thực hiện tốt và đang đi vào cuộc sống của ngƣời dân.

Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động trong nông nghiệp, nông thôn đã đƣợc Tỉnh uỷ, các cấp uỷ coi trọng và triển khai thực hiện trong suốt quá trình lãnh đạo nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh uỷ và các cấp uỷ cũng nhƣ trong hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Sau một năm tổ chức thực hiện nghị quyết, Tỉnh uỷ đã thành lập các đoàn kiểm tra các cấp uỷ cấp dƣới thực hiện nghị quyết, từ việc học tập, triển khai xây dựng chƣơng trình hành động, xây dựng các mô hình, điển hình, vai trò của đảng viên và bổ cứu điều chỉnh kịp thời những vấn đề bất cập không phù hợp với thực tiễn và bổ sung những vấn đề nảy sinh thông qua thực tiễn.

Tỉnh uỷ lãnh đạo bằng xây dựng các điển hình tiên tiến về nông nghiệp nông thôn, rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng, phƣơng thức này đem lại

hiệu quả rõ nét và phù hợp với một tỉnh nhƣ Phú Thọ, nông nghiệp nông thôn chiếm một phần lớn của tỉnh. Nhiều điển hình tiên tiến về nông nghiệp, nông

Một phần của tài liệu Tỉnh ủy phú thọ lãnh đạo phát triển nông nghiệp hiện nay (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)