Điều tra điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Bài giảng quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng 60 (Trang 118 - 120)

3 Phân tích tình hình

3.2 Điều tra điều kiện kinh tế xã hội

Lâm nghiệp lμ một bộ phận kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các ngμnh kinh tế khác. Do đó sự phát triển của sản xuất lâm nghiệp tất nhiên sẽ ảnh h−ởng đến sự phát triển kinh tế chung. Đồng thời sự phát triển của sản xuất lâm nghiệp cũng phải dựa vμo sự phát triển của các ngμnh kinh tế khác. Trong quá trình điều tra vμ phân tích tình hình kinh tế xã hội cần đặc biệt chú ý đến chính sách phát triển lâm nghiệp của

nhμ n−ớc. Điều tra điều kiện kinh tế xã hội giúp cho việc xây dựng bản ph−ơng án qui hoạch lâm nghiệp đi đúng h−ớng.

• Nội dung điều tra nghiên cứu ở mỗi nơi mỗi khác, song chủ yếu bao gồm các nội dung chính sau: Vị trí, địa lý, phân chia hμnh chính vμ tổng diện tích của đối t−ợng qui hoạch: Điều tra những vấn đề nμy để thấy rõ vị trí vμ ý nghĩa của rừng trong nền kinh tế nhμ n−ớc, mức độ phong phú tμi nguyên rừng vμ tình hình sử dụng đất đai, biết rõ vị trí địa lý (Kinh tuyến, vĩ tuyến) của phạm vi đối t−ợng qui hoạch. Dựa vμo diện tích tμi nguyên rừng vμ tổng diện tích mμ tìm ra tỷ lệ che phủ, điều nμy nói lên mức độ phong phú tμi nguyên rừng.vv...

Mặt khác căn cứ vμo số liệu thống kê các loại đất đai vμ diện tích của chúng mμ qui hoạch tình hình sử dụng đất đai vμ ý nghĩa kinh tế của rừng, xác định biện pháp kinh doanh, tổ chức sản xuất cho phù hợp.

Dự kiến phát triển kinh tế của các cấp: Cần phải điều tra tỷ mỷ về nông nghiệp,

giao thông vận chuyển vμ các ngμnh kinh tế khác, qua đó dự kiến phát triển kinh tế lâm nghiệp của các cấp quản lý.

Tình hình sản xuất nông nghiệp: Trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp

chiếm một vị trí quan trọng trong điều kiện sản xuất lâm nghiệp. Nông nghiệp cung cấp l−ơng thực vμ nhân lực cho lâm nghiệp. Cần tìm hiểu nhu cầu về gỗ, củi của nông nghiệp, trình độ cơ giới hóa vμ tập quán canh tác qua đó mμ đề xuất biện pháp kinh doanh nhiều mặt. Ngoμi ra cũng phải điều tra về chăn nuôi, chẳng hạn điều tra loại gia súc, số đμn, số con, diện tích bãi chăn thả, ảnh h−ởng của chăn nuôi đến rừng vv...

Tình hình sản xuất công nghiệp: Cần điều tra vμ thu thập sự phân bố công nghiệp, tμi liệu về sản xuất hiện nay vμ h−ớng phát triển, đồng thời cần tìm hiểu nhu cầu cung cấp gỗ của các ngμnh công nghiệp trong giai đoạn hiện tại vμ

t−ơng lai, vμ xem xét tình hình cân đối giữa cung vμ cầu, qua đó xác định l−ợng khai thác gỗ cho phù hợp.

Điều kiện giao thông vận chuyển: Đây lμ cầu nối giữa nơi sản xuất vμ nơi tiêu thụ gỗ vμ các lâm sản khác, hμng loạt các biện pháp kinh doanh có đ−ợc rộng khắp hay không phần lớn do điều kiện giao thông vận chuyển quyết định, đó chính lμ một trong những nhân tố ảnh h−ởng đến c−ờng độ kinh doanh rừng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Mật độ nhân khẩu, tình hình phân bố nhân lực: Mật độ nhân khẩu biểu thị bằng

số ng−ời trên mỗi cây số vuông, qua điều tra mật độ nhân khẩu vμ tình hình nhân lực sẽ nắm đ−ợc nhu cầu về gỗ vμ các lâm sản khác của nhân dân địa ph−ơng, tìm ra đ−ợc mối quan hệ chặt chẽ giữa vị trí dân c− vμ vấn đề tác động đến rừng. Điều tra tình hình phân bố dân c−, mật độ nhân khẩu, tổng số nhân khẩu... sẽ lμm căn cứ cung cấp vμ bổ sung nhân lực vμ xác định c−ờng độ kinh doanh rừng cho phù hợp.

Tìm thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm: Thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm lμ một trong những yếu tố kích thích sản xuất lâm nghiệp phát triển, từ đó giúp các đơn vị sản xuất xác định sản phẩm kinh doanh, sản l−ợng rừng cung cấp cho thị tr−ờng trong giai đoạn hiện tại vμ t−ơng lai.

Một phần của tài liệu Bài giảng quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng 60 (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)