1 Thμnh thục rừng
1.4 Thμnh thục tái sinh
1.4.1 Khái niệm
Thμnh thục tái sinh lμ trạng thái mμ cây hoặc lâm phần sau khi đã chặt hạ có thể bảo đảm tái sinh tự nhiên. Tuổi tại trạng thái đó gọi lμ tuổi thμnh thục tái sinh.
Cây rừng có 2 hình thức tái sinh chủ yếu lμ hạt vμ chồi, do đó có 2 loại tuổi thμnh thục tái sinh: Tuổi thμnh thục tái sinh hạt vμ tuổi thμnh thục tái sinh chồi.
1.4.2 Cách xác định:
• Tuổi thμnh thục tái sinh hạt lμ tuổi sớm nhất mμ cây hoặc lâm phần bắt đầu kết quả nhiều. Thông th−ờng tuổi nμy đến sau khi l−ợng tăng tr−ởng th−ờng xuyên hμng năm về chiều cao đạt max (ZH max).
• Tuổi thμnh thục tái sinh chồi lμ tuổi muộn nhất mμ cây hoặc lâm phần sau khai thác có thể duy trì đ−ợc khả năng tái sinh chồi.
Do năng lực đâm chồi của cây giảm theo tuổi, nên phải có giới hạn tuổi khai thác nếu muốn tái sinh chồi.
1.4.3 Các nhân tố ảnh h−ởng đến tuổi thμnh thục tái sinh:
• Loμi cây khác nhau tuổi thμnh thục tái sinh khác nhau.
• Nguồn gốc khác nhau thì tuổi thμnh thục tái sinh cũng khác nhau, cây có nguồn gốc chồi thì tuổi thμnh thục tái sinh hạt sẽ đến sớm hơn nguồn gốc hạt.
• Điều kiện lập địa tốt, độ tμn che lớn, tuổi thμnh thục tái sinh hạt sẽ đến muộn.
1.4.4 ứng dụng:
• Tuổi thμnh thục tái sinh nói lên tuổi sớm nhất vμ tuổi muộn nhất cần chú ý lúc
khai thác trong các ph−ơng thức khai thác sử dụng tái sinh tự nhiên lμ chính để phục hồi rừng nh−: Khai thác để lại cây mẹ gieo giống, khai thác chọn. Trong các tr−ờng hợp nμy, ngoμi dựa vμo tuổi thμnh thục số l−ợng hoặc công nghệ, cần xem xét thêm tuổi thμnh thục tái sinh để xác định thời điểm khai thác, mùa khai thác.
• Nếu sử dụng ph−ơng thức khai thác trắng vμ trồng lại rừng hạt, thì tuổi thμnh thục tái sinh hạt có ý nghĩa trong việc tổ chức lấy hạt giống.