- Y/c Hs tìm hiểu thông tin
trong SGK.
- Gv treo bảng mô hình đơn giản của nguyên tử, Y/c Hs lên bảng trình bày sơ lược về cấu tạo nguyên tử. - Gv nhận xét.
- Hs tìm hiểu.
- Hs lên bảng trình bày, nhận xét.
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử. nguyên tử.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.
* Hoạt động 4: Vận dụng : ( 8 phút)
- Gv hướng dẫn Hs thảo luận trả lời C2, C3, C4.
- Gv nhận xét.
? Vật nhiễm điện âm khi nào ? nhiễm điện dương khi nào ?
- Hs thảo luận trả lời, nhận xét. - Hs trả lời, nhận xét. C2. C3 : C4 : - Kết luận:
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
3. Củng cố: ( 2 phút)
- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết.
4. Dặn dò: ( 1 phút)
- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho bài sau.
lớp dạy :7C Ngày dạy:... TiếtTKB :...Sĩ số:...
lớp dạy :7D Ngày dạy:... TiếtTKB :...Sĩ số:...
TIẾT 21
BÀI 19 DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆNI. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả một thí nghiệm dùng pin hay ắc quyđể tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện qua các biểu hiện cụ thể như bút thử điện sáng đèn pin sáng, quạt quay....
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng.
3. Thái độ:
- Rèn luyện thái độ tự giác, nghiêm túc, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1. GV: Tranh vẽ hình 19.1, 1 acquy, các loại pin, 1 đinamô xe đạp.
Cho mỗi nhóm Hs: 1 nguồn điện, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 3 đoạn dây nối.
2. HS: SGK, vở ghi, vở bài tập, phiếu học tập.III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
? Có mấy loại điện tích ? Đó là những điện tích nào? Một vật nhiễm điện dương, nhiễm điện âm khi nào? Nguyên tử gồm những hạt cơ bản nào cấu tạo nên ?
2. Bài mới
* Đặt vấn đề: Như SGK
* Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện là gì : ( 10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG
- Y/c Hs quan sát hình 19.1, thảo luận trả lời C1, C2.
- Gv nhận xét các câu trả lời của Hs.
- Y/c cá nhân Hs hoàn thành nhận xét.
- Gv thông báo kết luận.
- HS quan sát, thảo luận trả lời, nhận xét. - Cá nhân Hs trả lời, nhận xét. - Hs ghi vở, ghi nhớ. I. Dòng điện. C1. a. … nước… b. … chảy… C2. *. Nhận xét: …..dịch chuyển… *. Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Các thiết bị điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng : ( 5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG
- Gv thông báo tác dụng của nguồn điện và hai cực của pin, acquy.
- Y/c Hs thảo luận trả lời C3.
- Gv nhận xét các câu trả lời của Hs.
- HS ghi nhớ, ghi vở.
- Hs thảo luận trả lời, nhận xét.