• Kim ngạch xuất khẩu
Trên thị trường quốc tế hiện nay, Việt Nam được xếp là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về sản lượng và xuất khẩu giày dép. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16% đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại năm 2020 đạt xấp xỉ 23,68 tỷ USD.
Có được kết quả tăng trưởng cao do các doanh nghiệp da giày đã tận dụng hiệu quả những thị trường mà Việt Nam tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) để xuất khẩu. Điểm nổi bật trong hoạt động xuất khẩu của ngành da giày năm 2019 là sự vươn lên của khối doanh nghiệp nội. So với 2 năm trước, tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước đã có sự cải thiện, chiếm 24,2% tổng kim ngạch toàn ngành da giày, trong khi năm 2017 chỉ ở mức 20,7% và năm 2018 là 22,6%. Tuy nhiên do ảnh hưởng dịch Covid – 19 khiến tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép giảm còn 23,68 tỷ USD, điều này là khó tránh khỏi vì đây là hậu quả chung của đại dịch toàn cầu.
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam chia theo thị trường giai đoạn 2015 – 2020
Đơn vị: Tỷ USD Quốc gia Hoa Kỳ EU Trung Quốc Bỉ Đức Hà Lan Hàn Quốc Pháp Các quốc gia khác Tổng Nguồn: Trademap.org
Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới trên 100 nước, trong đó
72nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Có 5 thị trường dẫn đầu nhập khẩu giày dép của Việt Nam là: Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Bỉ.
Theo số liệu thống kê của của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu ngành da giày của
Việt Nam năm 2020 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tuy nhiên không cao, đạt 23,68 tỷ USD tăng 12,2% so với năm 2019. Kết quả này vượt 500 triệu USD so với mục tiêu đề
ra từ đầu năm.
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu ngành giày dép Việt Nam giai đoạn 2015
Nguồn: Trademap.org
Bảng 2.5: Đóng góp của ngành giày dép Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu toàn quốc
Đơn vị: Tỷ USD KNXK ngành giày dép KNXK của cả nước Tỉ trọng (%) Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2019 ngành giày da vẫn duy trì được mức tăng trưởng mong đợi tuy nhiên nửa đầu năm 2020 ảnh hưởng của dịch Covid – 19 khiến sản xuất trong nước trì trệ do giãn cách xã hội đồng thời các đơn hàng cũng giảm nhiều do nhu cầu đi xuống nên xuất khẩu giảm sâu nhưng giày dép là mặt hàng thiết yếu vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu ngoài mong đợi.
• Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu -Giày thể thao:
Đây là mặt hàng giày xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Năm 2020, giày thể thao chiếm tới 68% tổng doanh thu xuất khẩu giày (13,6 tỷ USD) và có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn toàn ngành (20%) về số lượng. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng ít hơn trong cùng kỳ 2015 -2019 do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 khiến các đơn đặt hàng giảm và không xuất khẩu được các đơn hàng cũ. Các nhà xuất khẩu chính là các nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc chuyên cung cấp cho một số thương hiệu giày nổi tiếng Nike, Reebok, Adidas. Một số nhà máy vốn trong nước chủ yếu gia công các đơn hàng xuất khẩu giày thể thao thông dụng cho các nhà buôn và bán lẻ lớn như các chuỗi siêu thị ở châu Âu và Hoa Kỳ. Rất ít đơn vị xuất khẩu được trực tiếp mà đều phải thông qua nhiều đầu mối trung gian nước ngoài.
- Giày vải:
Nhóm giày vải có doanh thu ít nhất trong các nhóm giày dép xuất khẩu. Năm 2020, doanh thu xuất khẩu giày vải đạt 3,21 tỷ USD với 114 triệu đôi. Mức tăng trưởng bình quân về số lượng cũng khá thấp, chỉ đạt 6%/năm giai đoạn 2015 - 2019. Đơn giá sản phẩm trung bình tăng đều hàng năm, đạt 5.35 USD/đôi năm 2020.
- Giày da
Năm 2020, giày da nam nữ đứng thứ hai về doanh số và số lượng xuất khẩu với 6,409 tỷ USD. Nhóm hàng này có mức tăng trưởng rất cao về giá trị xuất khẩu, với mức tăng đơn giá từ 9,01 USD/đôi năm 2015 lên 12,5 USD/đôi năm 2020. Các nhà sản xuất Việt Nam thường cung ứng các loại giày da nữ cổ điển thông dụng dưới nhãn hiệu của các nhà bán lẻ lớn ở châu Âu và Hoa Kỳ. Sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đã đạt mức tối đa công suất sản xuất (xấp xỉ 100%) năm 2020.
2.3 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2015 – 2020