Về phía doanh nghiệp
Để xây dựng uy tín cho ngành giày dép của Việt Nam và tăng khả năng tiếp cận khách hàng ở thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung, các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh các biện pháp marketing hỗ trợ cho sản phẩm: Tăng cường các hoạt động tiếp xúc và giao dịch khách hàng qua thương mại điện tử: có nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm các đơn hàng qua mạng. Do đó, thiết kế trang web là một biện pháp marketing để tiếp cận khách hàng với chi phí chấp nhận được. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp giày da có website chưa nhiều lắm, trong số đó có website chỉ thực hiện chức năng tạo sự nhận biết, chưa có tin tức cập nhật, chưa tạo được hiệu quả cao. Để thiết kế trang web có hiệu quả, theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, công ty cần chú trọng ba yếu tố: kết cấu trang web - hình ảnh - màu sắc, yếu tố thông tin, thể hiện được nét đặc thù của doanh nghiệp, yếu tố văn hóa. Vì vậy, việc thiết kế trang web nên mang tính chuyên nghiệp và có người chịu trách nhiệm theo dõi, nắm thông tin và cập nhật tin tức trên website của công ty.
Gia tăng hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường: Trong thực tế, các công ty thực hiện nghiên cứu thị trường bằng nhiều cách như thông qua đối tác (cung cấp những thông tin chủ yếu về tình hình thị trường qua đó đặt hàng theo yêu cầu của đối tác, vì vậy việc thu thập thông tin thị trường thường thụ động), doanh nghiệp tự thực hiện, hoặc qua các tổ chức Nhà nước (các trung tâm hỗ trợ xúc tiến, các hiệp hội ngành, các Tham tấn ngoại giao). Tăng cường các hoạt động xúc tiến như giao dịch trực tiếp với các khách hàng, tham gia hội chợ triển lãm. Đây là phương pháp tốt để tiếp cận được với các đối tác tại Hoa Kỳ, cũng như tại các thị trường.
Hiện nay ở Hoa Kỳ, có hai hội chợ lớn được tổ chức là hội chợ quốc tế về giày dép tại Las Vegas (đây là hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ về giày dép, túi cặp, đồ đựng hành lý... do Hiệp hội Giày Thế giới (World Shoe Association) tổ chức mỗi năm 2 lần vào khoảng tháng 2 và tháng 8) và hội chợ giày thời trang New York (do Hiệp hội giày dép thời trang New York (Fashion Footwear Association of New York) tổ chức mỗi năm 4 lần vào đầu tháng 2, tháng 6, tháng 8 và tháng 12). Tuy nhiên, chi phí dự hội chợ không rẻ, nên để tham gia một cách hiệu quả các doanh nghiệp cần chuẩn bị thật cẩn thận như
vấn đề thiết kế gian hàng (cần có chuyên gia thiết kế để tạo ấn tượng), sản phẩm phong phú, có tài liệu giới thiệu cho khách, nên có sự liên kết giữa các doanh nghiệp để tạo hiệu quả trong hoạt động này. Qua hội chợ ngoài quảng bá doanh nghiệp, tạo mối tiêu thụ hàng, cần khảo sát, tìm hiểu các công ty khác để rút ra kinh nghiệm. Tăng cường thiết kế catalog, chú ý đến chất lượng của các mẫu thiết kế quảng cáo.
Lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở Hoa Kỳ để tiếp cận trực tiếp với khách hàng và thu thập thông tin thị trường.
Về phía Nhà nước
Nhà nước có thể hỗ trợ cho các địa phương lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thành các trung tâm thời trang thu hút các nhà đầu tư lớn và các khách hàng, đối tác chú ý tới sản phẩm Việt Nam như thường xuyên mở các cuộc hội thảo, phối hợp tổ chức các hoạt động biểu diễn thời trang có quy mô lớn để thu hút chú ý, tạo tiếng vang trên thị trường và tìm kiếm đối tác. Hỗ trợ chương trình xúc tiến ra thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, để đảm đảm hiệu quả, chính phủ cần xác định rõ mục tiêu, nội dung chương trình, có thông tin chi tiết, rõ ràng để các doanh nghiệp lựa chọn tham gia. Mặt khác, cần có những chương trình xúc tiến chuyên biệt cho từng ngành học chỉ kết hợp các ngành có liên quan. Để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động marketing, công ty cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Cần xác định rõ thị trường mục tiêu (khu vực thị trường, khách hàng, những yếu tố môi trường trong từng khu vực thị trường) để lựa chọn các công cụ marketing phù hợp.
+ Cần xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn kinh doanh để
có những biện pháp marketing phù hợp nhằm hỗ trợ cho thương hiệu và kinh doanh sản phẩm.
+ Các biện pháp marketing cần thực hiện đồng bộ, không dẫn đến mâu thuẫn, gây ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động kinh doanh và hình ảnh thương hiệu.
+ Thực tế hiện nay có rất ít doanh nghiệp trong ngành da giày có phòng marketing chuyên trách các hoạt động marketing của công ty. Do vậy, việc thành lập bộ phận
nghiệp hướng đến thị trường là một yêu cầu cấp thiệt mà doanh nghiệp nên làm. Nhiệm vụ của bộ phận marketing là thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động marketing hướng tới thị trường như nghiên cứu thị trường, cung cấp kịp thời những thông tin thị trường giúp cho việc ra quyết định, xây dựng chiến lược marketing và các hoạt động xúc tiến hướng tới thị trường, các chương trình quảng bá cho sản phẩm và công ty... Tùy thuộc vào khả năng của công ty và quy mô thị trường mỗi công ty có thể lựa chọn các tổ chức bộ phận (phòng ban) marketing cho phù hợp.
+ Để tăng cường hiệu quả trong hoạt động marketing, các doanh nghiệp cần có sự
phối hợp trong hoạt động marketing hướng tới thị trường xuất khẩu (để chia sẻ chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động marketing). Trong trường hợp này, vai trò của Hiệp hội cực kỳ quan trọng.
KẾT LUẬN
Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng là một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Chinh phục thị trường này là một điều không dễ, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc, một cường quốc về các mặt hàng xuất khẩu. Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đang chuyển sang một thời kỳ mới gắn liền với những chuyển biến kinh tê của hai phía. Triển vọng của mối quan hệ này phụ thuộc đường lối, chính sách và những định hướng dài hạn trong chính sách thị trường, những phương sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ cũng như tạo sự lôi cuốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam. Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng tối đa những cơ hội đó và hạn chế những tác dụng tiêu cực mang lại. Đối với xuất khẩu hàng hóa, thực hiện các cam kết WTO sẽ đặt các nhà sản xuất Việt Nam trước những đòi hỏi phải có những điều chỉnh, thích nghi nếu muốn thành công. Trước những thách thức và cơ hội đó, việc nâng cao sức cạnh tranh giày dép sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của hai bên. Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở thành một đối tác tin cây của Việt Nam. Sự phát triển của ngành giày dép nói chung sẽ góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới. Dựa trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ vào phương hướng và mục tiêu phát triển ngành da giày trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra các quan điểm và một hệ thống các giải pháp từ nhiều phía. Em hy vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ bé vào đề ra những giải pháp thiết thực cho việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng giày dép Việt Nam lên một tầm cao mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Anh:
1. Footwear Distributors and Retailers of America (2020), US Footwear
Report.
2. John J. Wild (2003), International Business – The challenges of
globalization.
3. Rakesh M. Joshi (2005), International Marketing Activities.
4. USITC - Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, Trade shifts index 2015 –
2020.
Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. Cục xúc tiến thương mại (2019), Hướng dẫn thực hiện chiến lược marketing sản phẩm da giày.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân (2010), Tổng quan chung về xuất
nhập khẩu.
3. Hiệp hội da giày Việt Nam, Chiến lược xuất khẩu ngành da giày Việt Nam
- Cập nhật 2015.
4. Nguyễn Xuân Thiên (2010), Quy luật lợi thế so sánh.
5. Quốc hội (2005), Luật thương mại Việt Nam, Định nghĩa về Hoạt động Xuất khẩu Hàng hóa.
6. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Niêm giám thống kê qua các năm 2015 –
2020.
Tài liệu tham khảo Website:
1.American Apparel & Footwear Association: https://www.aafaglobal.org/
2.Cổng thông tin điện tử ngành da giày: http://www.lefaso.org.vn/
3.Công thông tin của tạp chí da giày thế giới: www.footwearbiz.com
4. Số liệu trang trên trang thông tin của Tổng cục Hải quan: https://customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx
6. Số liệu trang trên trang thông tin của Bộ Công thương Việt Nam: https://www.moit.gov.vn/.