Đối thủ cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng giày dép trên thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 59 - 63)

Kỳ năm 2020), 6402 (chiếm 15,3% giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2020). Các mã số khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Như vậy có thể thấy giày mũ da, giày mũ cao su/chất dẻo đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2020

Đơn vị: Triệu USD

24.624 184.48 16.477 1021.2 3197.6 2232 Nguồn: Trademap.org

Trong đó 6406 là các bộ phận của giày dép (kể cả mũ giày đã hoặc chưa gắn liền với đế khác với đế ngoài), lót có thể tháo rời, đệm lót chân và các loại tương tự các nút đệm, xà cạp và các loại tương tự, và các bộ phận của chúng.

2.3.3. Đối thủ cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng giày dép trên thị trường HoaKỳ Kỳ

Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu giày dép toàn cầu với thị phần 29% và giá trị xuất khẩu 21,8 tỷ USD năm 2020. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chủ yếu với khoảng 2,04 tỉ đôi/năm, giá trị

13,6 tỷ USD (73% thị phân), theo sau là EU với 1446 tỉ đôi với giá trị xuất khẩu là 5,3 tỷ Euro (6,8 tỷ USD) (20,2% thị phần) năm 2020. Tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng năm vẫn ở mức cao 18% so với 10% trung bình thế giới. Lợi thế của Trung Quốc về nguồn lao động giá thấp khổng lồ, chi phí Cơ sở hạ tầng thấp, ngành công nghiệp nguyên liệu phụ trợ sẵn có, trung tâm phát triển mẫu, cung ứng công nghệ và thiết bị sản xuất của Đài Loan và dịch vụ xuất nhập khẩu của Hồng Kông đã giúp cho nước này có vị trí thống lĩnh trong xuất khẩu giày dép, đặc biệt là đối với các loại sản phẩm thông dụng giá trị thấp và trung bình và có số lượng rất lớn.So với Trung Quốc, Việt Nam cũng có nguồn lao động giá thấp nhưng ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, công nghệ và thiết bị sản xuất còn lạc hậu và chưa có trung tâm phát triển mẫu. Điều này lý giải tại sao Trung Quốc vẫn là người anh cả đi đầu trong việc xuất khẩu giày dép vào thị trường Hoa Kỳ.

Bảng 2.7: So sánh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Hoa Kỳ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2015 - 2020

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Trademap.org

Tuy nhiên sự phát triển của ngành giày dép Trung Quốc dựa trên các yếu tố truyền thông này được dự đoán là đã gần tới điểm cực đại của chu kỳ kinh doanh, những vấn đề mới nảy sinh như sự gia tăng chi phí nhân công và nguyên liệu, nguy cơ kiện bán phá giá và các rào cản phi thương mại, các vấn đề môi trường và quyền con người và sự đa

dạng hóa nguồn cung của các nhà mua lớn sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì vị trí thống lĩnh này trong trung hạn.

• Brazil

Brazil là trung tâm sản xuất giày lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ với sản lượng hàng năm khoảng 755 triệu đôi. Mặc dù phục vụ thị trường trong nước là chủ yếu (72% tổng giá trị sản lượng, 543 triệu đôi), xuất khẩu của Brazil hiện diện trên 130 nước, với Mỹ là thị trường lớn nhất (70% tổng giá trị XK). Brazil là nhà cung cấp thứ 3 vào thị trường Mỹ, sau Trung Quốc và Việt Nam. Giá trị xuất khẩu trung bình của các dòng sản phẩm xuất khẩu chính thường thấp hơn giá trị xuất khẩu trung bình toàn cầu.

Bảng 2.8: So sánh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Hoa Kỳ giữa Việt Nam và Brazil giai đoạn 2015 - 2020

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Trademap.org

Các nhà sản xuất Brazil chủ yếu là các nhà sản xuất nhỏ có dòng sản phẩm và thương hiệu riêng của mình (7,000 doanh nghiệp). Thống kê hiện tại cho thấy có hơn 3,000 nhãn hiệu sản phẩm của Brazil đang lưu hành. Ngành công nghiệp phụ trợ của Brazil cũng phát triển đa dạng, gồm 300 doanh nghiệp linh kiện, 400 doanh nghiệp thuộc và chế biến da và khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị ngành da giày. So với Brazil, Việt Nam yếu hơn hẳn về mặt phát triển ngành công nghiệp phụ trợ này. Dù đã phát triển được các dòng sản phẩm của riêng mình, các nhà sản xuất Brazil đang

đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, Việt Nam và các nước đang phát triển khác về chi phí lao động thấp và quy mô sản xuất khổng lồ. Trình độ quản lý, năng lực sáng tạo, marketing và tài chính của các DN quy mô nhỏ cũng là một trong những khó khăn hiện thời của Brazil trong việc tăng năng lực cạnh tranh của ngành.

• Italia

Ngành công nghiệp giày dép là một khu vực thịnh vượng của nền kinh tế Italia. Các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp này chủ yếu là nhỏ và vừa - doanh nghiệp, khoảng một phần ba trong số đó là các doanh nghiệp thủ công và chủ yếu ở phần phía bắc và miền trung của Italia. Gần đây, Italia chú trọng tăng khả năng cạnh tranh hơn bằng cách tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao. Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp và người lao động trong ngành công nghiệp giày dép Ý đã giảm, chủ yếu là do sự cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Sản lượng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w