Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Nhờ có hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mà các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô xuất khẩu, từng bước tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, vì thị trường luôn luôn biến động không ngừng nên thúc đẩy xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong nước đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh.
Hoa Kỳ là thị trường xuất nhập khẩu quan trọng, có nhu cầu nhập khẩu rất lớn đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng. Hoa Kỳ có quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong nhiều năm qua, sản xuất da giày của thế giới đã phát triển theo hướng thiết lập các chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu, trong đó đầu chuỗi thường là các công ty, tập đoàn thương hiệu da giầy lớn tại Mỹ và châu Âu (Nike, Skechers USA, Adidas, Timberland...). Các tập đoàn thương hiệu đầu chuỗi chủ yếu thực hiện nghiên cứu phát triển và thiết kế sản phẩm tại Mỹ và đặt hàng sản xuất gia công trực tiếp qua các nhà sản xuất lớn hoặc qua các nhà đầu tư FDI tại châu Á, như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia… sau đó tổ chức nhập khẩu và tiếp thị, phân phối, bán lẻ tại Mỹ. Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của Hoa Kỳ sau Canada và Mexico là hai nước thành viên của NAFTA. Năm 2019 Mỹ nhập khẩu 2,24 tỷ đôi giầy dép, trị giá 27,1 tỷ USD, đáp ứng 98,6% tiêu dùng, trong đó nhập khẩu lớn nhất từ Trung quốc chiếm 64,5%. Từ con số này Việt Nam sẽ học hỏi được không ít kinh nghiệm trong xuất khẩu mặt hàng này.