Giải pháp về phát triển thương hiệu trong nước

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 72 - 73)

Về phía doanh nghiệp

Hiện nay hạn chế lớn nhất trong việc phát triển thương hiệu giày dép trong nước của Việt Nam là do ngay từ đầu, ngành da giày chỉ tập trung vào hình thức gia công xuất khẩu, khiến cho hoạt động xuất khẩu trở nên bị động, phụ thuộc vào các đơn hàng của đối tác là chủ yếu. Mặt khác việc phát triển thương hiệu riêng hoàn toàn nằm trong khả năng của các doanh nghiệp trong ngành.

Lấy ví dụ từ hai thương hiệu rất lâu đời của Việt Nam là Thượng Đình và Bitis. Sản phẩm của Thượng Đình tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng trong thể thao. Mặt hàng rất đa dạng cả về mẫu mã và giá cả tuy nhiên lại chỉ phát triển và phục vụ được trong nước, chưa đưa ra được các thị trường lớn mặc dù thương hiệu của Thượng Đình đã có thể đi sâu vào thói quen tiêu dùng của đại bộ phận khách hàng chơi thể thao của Việt Nam. Sản phẩm của Bitis tập trung chủ yếu và đối tượng khách hàng sử dụng giày thể thao thời trang. Đây cũng là thương hiệu địa phương được các giới đại gia những năm 90 rất ưa chuộng tuy nhiên bước qua thập kỉ thứ nhất của thế kỷ 20 gần như đã bị lu mờ bởi việc gia nhập của các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài. Những năm gần đây Bitis đã rất cố gắng trong việc giành lại thị phần nhờ các chiến lược quảng cáo vô cùng hiệu quả. Từ ví dụ trên cho thấy triển vọng cho các doanh

nghiệp da giày Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

Với những doanh nghiệp non trẻ có thể tìm kiếm đối tác liên doanh chuyển giao công nghệ từ đó phát triển đồng thời được cả sản xuất và xây dựng thương hiệu riêng. Ngoài ra các doanh nghiệp cần chủ động đàm phán và mở rộng các mối quan hệ trong việc tìm đầu ra cho hàng hóa, giảm thiểu sức ép cạnh tranh từ các đối thủ đã có tên tuổi lâu đời.

Về phía nhà nước

Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép đều đang ở hình thức gia công, vốn nhỏ nên để có thể phát triển được thương hiệu riêng và đưa được sản phẩm thâm nhập nhiều thị trường khó tính thì cần nguồn vốn vô cùng lớn. Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ vốn và tài chính dài hạn, từ đó các doanh nghiệp mới mạnh dạn đầu tư giây chuyền sản xuất cũng như thuê các chuyên gia đầu ngành từ trong và ngoài nước phát triển các mẫu mã giày dép khác biệt từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh cả về gia và về chất lượng mẫu mã.

Ngoài ra nhà nước cần có chính sách ưu đãi giá thuê đất ở các khi công nghiệp nhằm tại điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng phòng nghiên cứu và có thể sẽ phát triển một khu chuyên chưng bày các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam để quảng bá cho các nhà đầu tư và đối tác nước ngoài.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w