Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 73 - 75)

Về phía doanh nghiệp

Liên kết nhu cầu của doanh nghiệp với ngành nghề đào tạo: Hiện nay, trong ngành giày dép có tình trạng là các doanh nghiệp quốc doanh được sự hỗ trợ của Nhà nước để trang bị các máy móc thiết bị phục vụ cho thiết kế sản phẩm nhưng do chưa có đội ngũ chuyên môn nên không tận dụng hết công suất và chức năng, khả năng thiết kế mẫu mã của các chuyên viên thiết kế chưa cao. Do đó, các doanh nghiệp cần phối hợp với các trung tâm đào tạo, các trường đại học, cao đẳng... đề xuất yêu cầu đào tạo, hỗ trợ trang thiết bị, thực tập và tạo việc làm cho sinh viên khi ra trường. Đưa trường học vào các doanh nghiệp giày dép. Trình độ người lao động cần được nâng cao, tuy nhiên các doanh nghiệp giày dép cần phải hoàn tất đơn hàng theo hợp đồng đúng hạn nên không thể để người lao động đi học trong thời gian dài. Chính vì thế, các doanh nghiệp giày dép cần chủ động mời các giáo viên theo từng kỹ năng vê giảng dạy tại doanh nghiệp. Đây là hình thức công ty Changshin Việt Nam đã áp dụng trong thời gian qua và gặt hái được

nhiều thành công. Mỗi lớp học là 20 người, đào tạo theo ca xoay vòng. Ngoài kỹ năng làm việc người lao động còn được đào tạo văn hóa ngay tại doanh nghiệp giày dép. Tiến hành ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo về việc cho sinh viên, học viên đi thực tập có lương và nhận làm việc khi hoàn thành tốt công việc được giao trong quá trình thực tập. Điều này đảm bảo các doanh nghiệp giày dép chọn được người lao động thích ứng ngay với công việc ở mức cao theo yêu cầu mà không phải đào tạo lại khi mới vào làm việc. Ổn định nguồn lao động làm tại công ty qua việc duy trì các chế độ lương và phúc lợi phù hợp cho công nhân. Trong xây dựng chế độ tiền lương, cần nhắm tới yếu tố tăng lương theo thời gian làm việc (làm lâu năm), lương theo sản phẩm nhằm kích thích người lao động làm việc hết mình đồng thời khen thưởng những nhân viên có thành tích tốt trong công việc. Ngoài chế độ tiền lương hợp lý, các doanh nghiệp giày dép cần có biện pháp hỗ trợ thích hợp và kịp thời cho các công nhân gặp hoàn cảnh khó khăn. Hỗ trợ ban chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng chương trình hành động cụ thể và dài hơi để giúp đỡ công nhân lĩnh vực giày dép định hướng tốt hơn trong nghề nghiệp cũng như trong sinh hoạt bản thân. Liên doanh với các địa phương để khai thác nguồn lao động tại chỗ một cách có hiệu quả hơn: Đa số lao động trong doanh nghiệp giày dép là lao động nhập cư từ các tỉnh, từ các thành phố khác tới. Các doanh nghiệp phải quan tâm đến điều kiện sinh hoạt như cho ăn, ở... Do đó, khai thác nguồn lao động tại chỗ là một giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giày dép. Để thực hiện được điều này, các doanh nghiệp có thể xem xét việc xây dựng nhà máy tại địa phương lân cận có nguồn lao động dồi dào, huấn luyện tại chỗ hoặc tập trung tùy thuộc vào tính chất công nghiệp để nâng cao tay nghề của người lao động.

Về phía nhà nước

Để có những chuyên viên có tay nghề cao, Nhà nước cần định hướng và giao nhiệm vụ đào tạo và tạo điều kiện cho các trường để mở các lớp đào tạo công nhân và chuyên viên kỹ thuật cho ngành giày dép. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ của các tổ chức xúc tiến của thành phố và trung ương trong công tác đào tạo (mở lớp đào tạo chuyên viên bậc cao về kỹ thuật, chuyên viên thị trường, cung cấp các thông tin, tìm kiếm liên kết đào tạo từ các chuyên viên nước ngoài cho đội ngũ lao động trong ngành này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w