Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 29)

Ngành giày da của Việt Nam là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với những ưu thế về nguồn nhân

công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, trong những năm qua Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành giày da phát triển nhất thế giới. Tuy nhiên Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó, chúng ta có điều kiện học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ một số nước đi trước trong xuất khẩu ngành giày dép.

Từ Trung Quốc, chúng ta rút ra được rằng để hoạt động xuất khẩu giày dép phát triển thì nhất thiết phải đẩy mạnh sản xuất và chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, quy hoạch theo phát triển hàng hóa, tâp trung và quan tâm tới các ngành sản xuất và dịch vụ phụ trợ (sản xuất giống cây cao su) và công nghệ trồng và chăm sóc cây cao su. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, thu hút lực lượng khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn từ các doanh nghiệp và các nhà đầu tư quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của ngành giày dép. Cùng chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam nên học tập Trung Quốc trong việc điều tiết sự phát triển ngành giày dép thông qua xây dựng hệ thống các cơ quan chức năng đầy đủ và toàn diện, ban hành các bộ luật, chính sách liên quan đến hoạt động của ngành giày dép vừa phù hợp với các tiêu chuẩn của thị trường Hoa Kỳ vừa thích ứng với điều kiện của nền sản xuất trong nước. Ngoài ra việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong mô hình sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp giày dép của Việt Nam có thể mở rộng quy mô và có được nhiều đơn hàng hơn từ đối tác Hoa Kỳ.

Từ kinh nghiệm của Thái Lan, Việt Nam học hỏi được trong khâu cải thiện thủ tục hải quan, đơn giản hóa các bước thực hiện. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hải quan đồng thời giảm thiểu chi phí thuê nhân sự, các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nhanh chóng đơn hàng được gửi đi sớm hơn. Ngoài ra việc quản lý các sai phạm của Nhà nước trở nên dễ dàng hơn khi phải giải quyết bằng văn bản giấy.

Ngoài ra thông qua việc tham gia vào các tổ chức kinh tế đa phương, mở rộng các mối quan hệ thương mại và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có điều kiện tham gia nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường nước ngoài.

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 2.1. Tổng quan thị trường giày dép tại Hoa Kỳ

2.1.1. Tình hình tiêu thụ mặt hàng giày dép tại Hoa Kỳ

• Quy mô thị trường

Hoa Kỳ có một nền kinh tế tư bản hỗn hợp, được thúc đẩy bởi tài nguyên thiên nhiên dồi dào, một cơ sở hạ tầng phát triển và năng suất cao. Nền kinh tế Hoa Kỳ cũng là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo báo cáo năm 2020 của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, GDP của Hoa Kỳ xấp xỉ 20,9 nghìn tỷ USD cấu thành khoảng 1/4 tổng sản phẩm thế giới nêu tính theo tỷ giá thị trường và khoảng 1/5 tổng sản phẩm thế giới nêu tính theo ngang giá sức mua giảm 3,5% so với mức 21,4 nghìn tỷ USD của năm 2019.

Biểu đồ 2.1: Lượng tiêu thụ giày dép của Hoa Kỳ giai đoạn 2015 – 2020

3 Đơn vị: Tỷ đôi 2.5 2 1.5 1 0.5 0 34 2. 1 .8 8 51 . 0 .8 3 Sản xuất nội địa Nhập khẩu 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Đây là lần đầu tiên GDP hàng năm của Mỹ giảm kể từ năm 2009 - năm mà nền kinh tế nước này giảm 2,5% do khủng hoảng tài chính. Năm 2020 toàn thế giới không chỉ riêng Hoa Kỳ phải chịu hậu quả của dịch Covid – 19.

Với dân số khoảng 331.966.720 người (dự kiến dân số ngày 31/12/2020 của Cục Điều tra dân số Hoa Kỳ), Hoa Kỳ là thị trường giày dép lớn nhất thế giới. Trung bình, mỗi người có 7,3 đôi giày mới được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ hàng năm, và tổng chi tiêu của người tiêu dùng cho giày dép ước tính là 80,2 tỷ đô la. Trong giai đoạn 2015 - 2020, các nghiên cứu đã ghi nhận sự thay đổi trong chi tiêu tùy ý của người tiêu dùng Hoa Kỳ từ hàng hóa như quần áo và giày dép sang chi tiêu cho trải nghiệm và du lịch. Sự thay đổi này một phần có thể giải thích sự chậm lại trong tăng trưởng nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ. Hàng nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều kiểu dáng và xu hướng khác nhau của người tiêu dùng. Ví dụ: xu hướng "thể thao" tiếp tục thống trị chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ cho giày thể thao: doanh số bán giày thể thao tăng 2% lên 24,3 tỷ đô la trong năm 2019 và giải trí thể thao là danh mục lớn nhất trong giày thể thao. Đến năm 2020, sản lượng tiêu thụ giày dép của người Hoa Kỳ là 1,88 tỷ đôi giảm 3,9% so với năm 2019. Thị phần của giày nội địa trong những năm gần đây suy giảm mạnh, nguồn giày dép tiêu dùng của Mỹ chủ yếu đến từ nhập khẩu. Năm 2015, lượng giày dép nhập khẩu chỉ chiếm 69% thì đến 2019, con số này lên tới 93,6%. Như vậy có thể thấy Hoa Kỳ là một đất nước phụ thuộc vào nhập khẩu giày dép từ bên ngoài. Đây là một cơ hội tốt cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong việc xuất khẩu sản phẩm giày dép sang Hoa Kỳ.

• Đặc điểm, xu hướng và thị hiếu tiêu dùng

- Đặc điểm:

Dung lượng thị trường Hoa Kỳ rất lớn do Hoa Kỳ có dân số đông, thu nhập bình quân đầu người cao. Sức mua của người Hoa Kỳ lớn vì họ chi tiêu mua sắm nhiều.

Cơ cấu thị trường và mặt hàng tiêu thụ ở Hoa Kỳ rất đa dạng, nhu cầu hàng hóa ở từng vùng không giống nhau. Hàng hoa dù có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trên thị trường Hoa Kỳ vì ở đây có nhiều tầng lớp dân cư với mức sống khác nhau. Tuy

nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với sản phẩm cũng rất khắt khe, sản phẩm không chỉ chất lượng tốt mà giá cả phải hợp lý và dịch vụ đảm bảo.

Có thể thấy Hoa Kỳ có thành phần xã hội đa dạng gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Hầu hết người Hoa Kỳ có nguồn gốc từ Châu Âu, các dân tộc thiểu số gồm người Hoa Kỳ bản xứ, Hoa Kỳ gốc Phi, Hoa Kỳ La Tinh, Châu Á và người từ các đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đem vào nước Hoa Kỳ những phong tục tập quán, ngôn ngữ, thói quen, đức tin riêng của họ. Điều này tạo nên mốt môi trường văn hóa phong phú và đa dạng. Đặc điểm này mang lại cho thị trường Hoa Kỳ tính đa dạng phong phú trong tiêu dùng rất cao.

Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Hoa Kỳ có một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập của người dân cao với thu nhập đó mua sắm đã trở thành nét không thế thiếu hụt trong văn hóa hiện đại của nước này. Cửa hàng là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau, trò chuyện và mở rộng giao tiếp xã hội. Qua thời gian, người tiêu dùng Hoa Kỳ có niềm tin tuyệt đối vào hệ thống cửa hàng đại lý bán lẻ của mình. Họ có sự bảo đảm về chất lượng bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này cũng làm cho họ có ấn tượng rất mạnh với lần tiếp xúc đầu tiên với các mặt hàng mới. Nếu ấn tượng này là xấu hàng hóa đó sẽ khó có cơ hội quay lại. Hoa Kỳ không có các lề ước và tiêu chuẩn thẩm xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hóa tôn giáo của mình và theo thời gian hòa trộn ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng ở Hoa Kỳ so với người tiêu dùng ở các nước Châu Âu. Thị trường Hoa Kỳ mang tính chất quốc tế theo ý nghĩa dễ dàng chấp nhận hàng hóa từ bên ngoài vào một khi các hàng hoa đó đáp ứng được đòi hỏi đa dạng của thị trường đặc biệt này. Đây là một địa chỉ lý tưởng cho tất cả các nước trên thế giới. Từ các nước Châu Âu, Nhật Bản đến các nước đang phát triển như Ấn Độ, Việt Nam và các nước nghèo như Campuchia, Bangladesh đều có thể xuất khẩu được hàng hóa vào Hoa Kỳ, miễn sao hàng hóa của họ có thể đáp ứng được đòi hỏi của thị trường Hoa Kỳ. Chất lượng hàng hóa vào Hoa Kỳ rất linh hoạt và được chấp nhận theo nguyên tắc "tiền nào của ấy". Tuy nhiên, đối với người dân Hoa Kỳ có thu nhập cao thì chất lượng hàng hóa luôn là tiêu chuẩn hàng đầu. Vì thế họ đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa

và sẵn sàng chấp nhận giá cao đối với những hàng hóa đó. Nhưng đồng thời, ở Hoa Kỳ vẫn còn có một bộ phận người dân sống ở mức nghèo và tầng lớp trung lưu cũng khá đông nên hàng hóa có chất lượng thấp và trung bình từ Việt Nam vẫn có thể tìm được chỗ đứng trên thừ trường nước này. Cần đảm bảo các tiêu chuẩn xuất xứ và chất lượng của hàng hóa là quan trọng, nhưng chưa phải là đủ vì chủ yếu người Hoa Kỳ rất chú ý đến các yếu tố khác như: đổi mới kỹ thuật, hình dáng thiết kế mới, an toàn, tiện sử dụng, đóng gói đẹp. Với sức hấp dẫn của mình, Hoa Kỳ là một thị trường cạnh tranh gay gắt. Hàng hóa của một nước vào thị trường Hoa Kỳ phải cạnh tranh với các mặt hàng tương tự từ nhiều nước khác và hàng sản xuất trong nước. Mấu chốt để cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ là giá cả, chất lượng và dịch vụ. Đôi khi đòi hỏi về giá cả lại lớn hơn đòi hỏi về chất lượng. Do người tiêu dùng Hoa Kỳ thích thay đổi, họ muốn mua những hàng hóa rẻ, chất lượng vừa phải hơn những mặt hàng bền mà giá lại đắt. Vì nguyên nhân này mà các hàng hóa của Trung Quốc rất thành công trên thị trường Hoa Kỳ. Một điều nữa cần lưu ý là khi bán hàng trên thị trường Hoa Kỳ, công tác marketing đóng vai trò hết sức quan trọng. Thị trường Hoa Kỳ luôn thu hút mọi nhà xuất khẩu trên khắp thế giới, khi đã qua được giai đoạn giới thiệu sản phẩm và thâm nhập được vào hệ thống phân phối, các nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ nhận được những đơn đặt hàng rất lớn, ổn định và lâu dài đem lại nguồn doanh thu ổn định và ngày càng tăng, giúp các nhà sản xuất tái đầu tư mở rộng sản xuất, liên tục phát triển.

Thị trường Hoa Kỳ được quản lý trên cơ sở pháp luật. Trong thương mại, các văn bản luật bao gồm luật điều chỉnh chung, luật điều chỉnh từng nhóm các mặt hàng và thậm chí một số mặt hàng có luật điều chỉnh riêng. Các luật này rất chặt chẽ và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ thống luật này khá phức tạp và làm cho các nhà xuất khẩu nước ngoài gặp khó khăn nếu không nắm vững.

Chính sách thương mại của Hoa Kỳ nói chung là tự do và mở rộng. Hàng hóa nước ngoài vào thị trường Hoa Kỳ phải chịu các mức thuế khác nhau và phải chịu sự điều chỉnh của các luật lệ và quy định của nước này. Hoa Kỳ có một hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật thương mại (UCC) được coi là bộ luật cái của hệ thống pháp luật về thương mại của Hoa Kỳ bao gồm: luật về trách nhiệm sản phẩm (theo luật này, nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm với người

tiêu dùng về chất lượng hàng hóa sản phẩm bán ra trên thị trường Hoa Kỳ), luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng... Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn áp dụng công cụ phi thuế quan rất ngặt nghèo như: vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, đóng gói, bao bì, nhãn mác hàng hóa... Chính vì vậy để có thể thành công thâm nhập thị trường vô cùng tiềm năng và cũng đầy phức tạp này các doanh nghiệp Việt Nam cần có một hiểu biết sâu sắc và nắm vững các đặc trưng của nó.

Qua những đặc điểm cơ bản trên, Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ, Việt Nam chỉ cần chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường Hoa Kỳ cũng đã là rất lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay.

- Xu hướng tiêu dùng:

Càng ngày các công nghệ mới càng được ứng dụng trong ngành da giày để đưa ra các sản phẩm cực kỳ sáng tạo, đi trước xu hướng thời đại. Đơn cử như nhãn hiệu giày dép Geox của Ý với ý tưởng độc đáo thiết kế những đôi giày có thể "thờ" được, đặc biệt cho giày thể thao với công nghệ thiết kế giày thẩm thấu được tối đa mồ hôi chân. Công nghệ này hiện nay được ứng dụng nhiều nơi và thậm chí cả trong ngành dệt may. Công ty này cũng phát triển công nghệ sản xuất da chống thấm nước. Những sáng tạo thành công này đã trở thành một phân ngành mới trong ngành giày dép và đưa tên tuổi những hãng giày dép này nổi tiếng toàn thế giới. Hoặc công ty Nike thể hiện đẳng cấp đầu đàn của mình với các dự án thân thiện với môi trường như "tái chế" giày với công nghệ phân tách, tái chế và tái sử dụng lại các nguyên liệu của đôi giày cũ. Với một đất nước luôn tiên phong trong việc sử dụng các sản phẩm công nghệ mới như Hoa Kỳ, những sản phẩm như vậy chắc chắn sẽ được chào đón và trở thành xu hướng tiêu dùng trong tương lai.

- Thị hiếu tiêu dùng:

Hoa Kỳ rất rộng lớn và có nhiều bang, mỗi bang lại có những sở thích tiêu dùng khác nhau. Dựa trên vị trí địa lý, có thể chia thị trường tiêu thụ của Hoa Kỳ thành những khu vực như sau:

+ Khu vực ven bờ Đại Tây Dương bao gồm các bang New York, New Jersey,

xã hội khác nhau, trong đó bộ phận quý tộc độc thân chiếm tỉ lệ cao. Cho nên ở đây tập quán của người tiêu dùng theo tự do cá nhân, nhịp điệu sinh hoạt nhanh, họ thích tới những nơi có hàng hóa tập trung và đa dạng để mua hàng.

+ Khu New England bao gồm các bang Maine, New Hampshire, Rhode Island, Massachusetts, Vermont, Connecticut, thuộc vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. ở khu vực này cư dân có độ tuổi bình quân tương đối cao và có nhiều nhân tài chuyên môn, quản lý cấp cao. Do đó, họ thích mua hàng hóa theo nhiều phương thức thoáng mở.

+ Khu phía Nam bao gồm từ Georgie nôi liên các bang phía Nam của Floria. Đặc điểm của người dân ở đây là tính cách tương đối bảo thủ, rất có cảm tình và cũng thích chạy theo các mốt thời thượng,

2.1.2. Tình hình nhập khẩu mặt hàng giày dép tại Hoa Kỳ giai đoạn 2015 -2020 2020

• Kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ giai đoạn 2015 – 2020 Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu giày dép ở thị trường Hoa Kỳ tăng dần qua các năm. Theo số liệu thống kê của ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, giai đoạn 2015 - 2020, kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ trung bình khoảng 25 tỷ USD,

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w