Tình hình nhập khẩu mặt hàng giày dép tại Hoa Kỳ giai đoạn 2015-

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 37)

2020

• Kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ giai đoạn 2015 – 2020 Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu giày dép ở thị trường Hoa Kỳ tăng dần qua các năm. Theo số liệu thống kê của ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, giai đoạn 2015 - 2020, kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ trung bình khoảng 25 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 6,2%/năm.

Kim ngạch nhập khẩu duy trì tăng nhẹ trong các năm đạt mức đỉnh điểm ở năm 2016 với tổng kim ngạch nhập khẩu là xấp xỉ 27,651 tỷ USD. Năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh (kim ngạch giảm 9,2% so với năm 2019) trong nhập khẩu mặt hàng giày dép ở Hoa Kỳ. Trước tác động sâu rộng của dịch Covid - 19, người tiêu dùng buộc phải cắt giảm chi tiêu do giãn cách xã hội và mất việc làm phải nhờ vào trợ cấp quốc gia là nguyên nhân của thực trạng này đồng thời người dân không đi ra ngoài nhiều nên nhu cầu sử dụng mặt hàng này giảm đáng kể. Tuy nhiên với tiềm lực kinh tế của Hoa Kỳ việc đẩy lùi dịch bệnh không còn là khó khăn, dự báo trong năm 2021 nhập khẩu sẽ tăng trở lại.

Mặt khác việc giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 khiến các mặt hàng giày dép sử dụng ở nhà tang tuy không đáng kể nhưng cũng khiến kim ngạch xuất khẩu trong năm 2020 không bị giảm sâu như các ngành khác.

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ giai đoạn 2015 – 2020 Đơn vị: Tỷ USD 30 25 20 15 10 5 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC)

• Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Các mặt hàng giày dép nhập khẩu theo mã HS bao gồm:

+ Giày không thấm nước với đế ngoài và mũi giày bằng cao su hoặc chất dẻo

(6401)

+ Giày có thể bị thấm nước, có đế ngoài và mũi giày bằng cao su hoặc chất dẻo

(6402)

+ Giày với đế ngoài bằng cao su, chất dẻo, da hoặc có da là thành phần; mũi giày

bằng da (6403)

+ Giày với đế ngoài bằng cao su, chất dẻo, da hoặc có da là thành phần; mũi giày bằng nguyên liệu dệt (mũi vải) (6404)

+ Giày dép khác (6405)

đế ngoài), lót có thể tháo rời, đệm lót chân và các loại tương tự,... (6406)

Biểu đồ 2.3: Giá trị nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ giai đoạn 2015 – 2020 phân 16 14 12 10 8 6 4 2 0 theo mã HS Đơn vị: Tỷ USD 3 6 1 3 . 68 6. 34 7. 71 0. 43 0. 21 0. 2015 Nguồn: Trademap.org

Mặc dù nhìn chung các mặt hàng nhập khẩu đều có xu hướng giảm trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nhưng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng giày dép nhập khẩu ở Hoa Kỳ luôn là giày mang mã HS là 6403 - giày với đế ngoài bằng cao su, chất dẻo, da hoặc có da là thành phần, mũi giày bằng da, chiếm 54,79% tổng giá trị giày dép nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2020 (giày dép mang mã HS này có thuế suất nhập khấu thấp nhất so với các giày dép mã HS khác); kế đến là 6404 - giày với đế ngoài bằng cao su, chất dẻo, da hoặc có da là thành phần mũi giày bằng

nguyên liệu dệt (mũi vải), chiếm 27,56% tổng giá trị giày dép nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2020.

• Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Dẫn đầu trong danh sách các nước xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ là Trung Quốc. Năm 2019, Trung Quốc chiếm tới 53% trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ mặc dù bản thân nó lần đầu tiên suy giảm 1,8% so với kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ từ Trung Quốc năm trước đó. Tuy nhiên đến năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 kim ngạch xuất khẩu giảm còn 9,157 tỷ USD giảm tới 64% so năm trước. Trong những năm gần đây, Trung Quốc vươn lên phát triển mạnh mẽ tới mức nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ nhanh chóng thay thế Hoa Kỳ để trở thành cường quốc lớn mạnh nhất thế giới. Vì lý do đó, Hoa Kỳ luôn tìm mọi cách để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc trên mọi mặt: kinh tế, quân sự, chính trị. Trong tương lai, Hoa Kỳ có xu hướng giảm nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc để tránh bị phụ thuộc điển hình vào thời Tổng thống Donal Trump đã gây ra chiến tranh thương mại đầu tiên trên thế giới với việc áp thuế lên hầu hết các sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Trung Quốc, đồng thời tăng cường nhập khẩu từ các nước đang phát triển khác, trong đó Việt Nam là một điểm đến được Hoa Kỳ chú ý.

Đứng thứ 2 sau Trung Quốc về sản lượng giày dép xuất sang Hoa Kỳ là Việt Nam. Trong 5 năm kể từ 2015 đến 2020, sản lượng giày dép Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh. Tuy nhiên mức tỷ trọng 31,4% trong kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ năm 2020 là con số quá khiêm tốn so với mức gần 42,7% của Trung Quốc Phần tỷ trọng 25,9% còn lại của năm 2020 được nắm giữ bởi các nước Indonesia, Italy, Mexico, Ấn Độ, Cambodia, Dominican Rep, Spain, Canada,... Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Ý và Mexico - những nhà cung cấp có uy tín về giày da chất lượng, lần lượt đạt 1,366 tỷ USD (giảm 11,5%) và 0,331 tỷ USD (giảm 33,8%) so với năm 2019. Tuy kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng các mặt hàng từ hai quốc gia này luôn là sản phẩm chất lượng cao với thiết kế tỉ mỉ tới từng đường kim, vì vậy trong tương lai bộ phận khách hàng có nhu cầu sử dụng sẽ lại tăng trở lại mà không có bất kỳ thị trường nào có thể thay đổi vị thế của hai quốc gia này.

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ phân theo thị trường giai đoạn 2015-2021

Đơn vị: Tỷ USD China Việt Nam Indonesia Italy Mexico India Cambodia Dominican Rep Spain Canada All other Tổng nhập khẩu

2.2 Hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giày dép tại Việt Nam

2.2.1. Khái quát về quá trình phát triển của ngành giày dép Việt Nam

Hầu hết các doanh nghiệp giày dép Việt Nam đặt cơ sở ở những vùng công nghiệp có lợi thế về giao thông vận tải. Ở miền Bắc có nhiều doanh nghiệp giày dép, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng và ven thành phố Hà Nội.

Ở miền Nam, hầu hết các doanh nghiệp giày dép ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng

Nai, Bình Dương, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp giày dép nhất cả nước.

Bảng 2.2: Thống kê hội viên theo địa bàn của Hiệp hội da giày Việt Nam năm 2020 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Nguồn: Hiệp hội da giày Việt Nam

Vào những năm 1980, ngành giày dép Việt Nam mới chỉ là phôi thai và sau đó mới hình thành các khu công nghiệp với quy mô nhỏ sản xuất các sản phẩm da và giả

da, các công cụ bảo vệ người lao động có chất lượng thấp. Một số ít nhà máy nhỏ sản xuất giày vải với rất ít các thiết bị máy móc. Các sản phẩm cho tiêu dùng chất lượng thấp và hầu hết được làm thủ công.

Những năm từ 1991-1992, sản phẩm giày dép của Việt nam xuất khẩu chủ yếu sang Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu. Khi mà các thị trường này thay đổi chính sách thì 2/3 các nhà máy giày dép của Việt Nam phải đóng cửa khiến cho khoảng 12.000 công nhân trong ngành bị thất nghiệp. Hầu hết máy móc và thiết bị trở nên lạc hậu. Các sản phẩm không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Do đó, ngành giày dép và xuất khẩu không phát triển.

Trong 4 năm (1992-1996) với sự đầu tư và cải tiến thiết bị thông qua các hình thức liên doanh và hợp tác, ngành giày dép của Việt Nam được đầu tư trên 2000 tỷ VNĐ, một nửa dành để đặt mua máy móc và thiết bị và 200 tỷ VNĐ để đặt mua dụng cụ lao động. Hơn 55% vốn đầu tư được huy động để hình thành vốn liên doanh và thanh toán sau giữa các nhà sản xuất Việt Nam và nước ngoài.

Năm 1996, có 200 doanh nghiệp giày dép trên cả nước, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu ra của ngành giày dép Việt Nam vào thời điểm đó đạt 150 triệu đôi/năm.

Tới năm 1997, Việt Nam đã cơ bản thành lập được một mạng lưới các doanh nghiệp giày dép chủ yếu để xuất khẩu, với công suất 260 triệu đôi/năm, trong đó giày thể thao chiếm tới 50%. Hầu hết máy móc và thiết bị sử dụng trong thời gian này là nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc.

Mặc dù điều này tương xứng với hệ thống tài chính và quản lý của đất nước lúc bấy giờ, xong vẫn còn nhiều tồn tại khuyết điểm. Nhiều kiểu giày dép tuy đủ điều kiện và chất lượng xuất khẩu nhưng lại không được thiết kế và sản xuất theo công nghệ băng tải, tốc độ sản xuất chậm và tiêu tốn nhiều nhiên phụ liệu. Ngoài ra, chỉ một số ít các công nhân có thể vận hành máy móc. Để khắc phục những vấn đề như vậy, các nhà máy giày dép đã đầu tư về trang thiết bị máy móc để hiện đại hóa các công đoạn sản xuất như là: thêu máy, ứng dụng công nghệ máy tính... để nâng cao tính hiệu quả.

Từ năm 1998 trở đi, ngành giày dép đón nhận một làn sóng chuyển giao công nghệ từ Đài Loan, Hàn Quốc bởi lợi thế nhân công rẻ và chính sách linh hoạt của chính phủ Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu năm 1998, có 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư lên tới 123 triệu USD. Năng suất của ngành giày dép vì thế tăng mạnh mẽ. Đầu ra trong năm 1998 đạt tới 206 triệu đôi, tăng 186% so với năm 1993.

Từ năm 1998 tới năm 2010, sản phẩm giày dép của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng tương đối mạnh mẽ. Trong năm 2010, Việt Nam sản xuất khoảng 320 triệu đôi giày, trong đó giày thể thao chiếm tới 43%, giày nữ chiếm khoảng 21,6%, giày vải chiếm khoảng 11,7% và các kiểu giày khác chiếm 23,7%. Cũng trong giai đoạn này, trị giá sản phẩm giày dép và sandal tăng trưởng ở mức độ cao mỗi năm. Năm 1999, tốc độ tăng trưởng của sản phẩm giày dép đạt 12,9% cao hơn so với năm 1998. Con số này trong năm 2009, 2010 tương ứng là 25,74% và 5,7%. Điều này có nghĩa là sản phẩm giày dép của Việt Nam đang phát triển và từng bước trở thành một khu vực quan trọng trong tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Từ năm 2015 - 2020, ngành giày dép cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về tốc độ tăng trưởng (Với mức tăng trung bình 10% giày và sandal mỗi năm). Cuối năm 2019, công suất của ngành giày và sandal đạt 1899 triệu đôi; trong năm 2019, công suất ngành vượt quá 90% công suất được đầu tư. Ngành giày dép hiện thời sử hữu 750 dây chuyền sản xuất đồng bộ với công suất 920 triệu đôi mỗi năm. Giày thể thao là mặt hàng chủ lực, chiếm tới 51% và phù hợp với xu hướng tiêu dùng của các thị trường xuất khẩu.

Hiện tại, hầu như các nhãn hiệu giày dép nổi tiếng trên thế giới đều có mặt tại Việt Nam. Các hãng lớn xây dựng các dự án tại Việt Nam với mục đích chính là xuất khẩu chứ không phải cung cấp cho thị trường nội địa. Các nhãn hiệu lớn này là Adidas, Bata, Nike, Timberland, Reebok, Clarks, Puma, Fila, Decathlon, Diadora, New Balance, Cát, Nine West,...

Việt Nam tuy đi sau về công nghệ cũng như đi sau về kinh tế so với một số các nước đang phát triển khác tuy nhiên chỉ sau gần ba thập kỷ, ngành giày da Việt Nam đã vươn mình giữ vị trí top các quốc gia xuất khẩu mặt hàng này.

2.2.2. Hoạt động sản xuất

• Quy mô sản xuất

Việt Nam là một trong năm nhà sản xuất giày dép hàng đầu thế giới với công suất 920triệu đôi/năm với 90% sản phẩm là cho xuất khẩu. Việt Nam hiện có 4 phương thức sản xuất giày dép.

+ Một là, gia công thuần túy, nghĩa là, nhà máy chỉ nhận vật tư, nguyên liệu được cung cấp từ đối tác nước ngoài, không phải thanh toán tiền vật tư, nguyên liệu và sau khi dùng vật tư, nguyên liệu đó theo quy trình công nghệ đã được chọn sẵn phía nước ngoài, làm ra sản phẩm, rồi xuất giao lại cho phía đối tác nước ngoài và nhận tiền công.

+ Hai là, mua nguyên liệu bán thành phẩm, cũng gần giống phương thức thứ nhất

nhưng nhà máy phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư.

+ Ba là, sản xuất theo doanh nghiệp gọi hiện nay là hàng FOB, có 2 phương thức khác nhau, thứ nhất là xuất hàng FOB, sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài, tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu và thứ hai là sản phẩm mang thương hiệu cửa chính doanh nghiệp đó. Những phương thức này hiện nay thực hiện được rất ít vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh. Với khoảng gần 1000 doanh nghiệp giày dép hoạt động, thu hút hơn một triệu lao động trực tiếp và gián tiếp, 80% là phụ nữ, ngành giày dép Việt Nam có tầm quan trọng đối với việc thu hút lao động và chịu sự chi phối của các công ty nước ngoài. Năng lực sản xuất toàn ngành da giày năm 2019 đạt 1899 triệu đôi giày dép các loại với mức sử dụng da thuộc thành phẩm 450 triệu feet vuông, năm 2020 tuy ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài trì trệ nhưng vẫn đạt 1672 triệu đôi với mức sử dụng da thành phẩm 360 triệu feet vuông.

Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của ngành. Điều này cho thấy năng lực ngành da giày Việt Nam phụ thuộc nhiều vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và quốc tế. Theo thống kê của LEFASO thì hiện tại có 213 hội viên kinh doanh các mặt hàng về da giày trong nước, trong đó có 124 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 50 công ty cổ phần, 23 công ty 100% vốn nước ngoài, 9 công ty liên doanh, 3 doanh nghiệp nhà nước và 3 công ty TNHH nhà nước một thành viên. Sự tham gia của các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài đã thực sự giúp cho ngành giày dép nước ta biến chuyển.

• Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất

Theo khảo sát của hiệp hội da giày Việt Nam (LEFASO), tới năm 2020 có khoảng gần 1000 doanh nghiệp giày dép với hơn 2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Đa số các doanh nghiệp trong ngành tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam có sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty tư nhân, các doanh nghiệp sản xuất thủ công. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước có nhiều lợi thế so với các doanh nghiệp khác về vốn, cơ sở kỹ thuật và nguyên liệu, kinh nghiệm và các mối quan hệ giao thương để có thể chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường, học hỏi các mô hình thương mại cũng như các phương thức giao dịch quốc tế. Bên cạnh đó là các lợi thế về chất lượng được đảm bảo, giá cả, điều kiện giao hàng và nâng cao uy tín, hiệu quả xuất khẩu.

Hiện thời các doanh nghiệp tư nhân cũng góp phần lớn trong xuất khẩu giày dép. Với lợi thế là sự tổ chức lao động một cách linh hoạt và năng động và sự thay đổi để đáp

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w