Khái quát về quá trình phát triển của ngành giày dép Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 43 - 47)

Hầu hết các doanh nghiệp giày dép Việt Nam đặt cơ sở ở những vùng công nghiệp có lợi thế về giao thông vận tải. Ở miền Bắc có nhiều doanh nghiệp giày dép, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng và ven thành phố Hà Nội.

Ở miền Nam, hầu hết các doanh nghiệp giày dép ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng

Nai, Bình Dương, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp giày dép nhất cả nước.

Bảng 2.2: Thống kê hội viên theo địa bàn của Hiệp hội da giày Việt Nam năm 2020 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Nguồn: Hiệp hội da giày Việt Nam

Vào những năm 1980, ngành giày dép Việt Nam mới chỉ là phôi thai và sau đó mới hình thành các khu công nghiệp với quy mô nhỏ sản xuất các sản phẩm da và giả

da, các công cụ bảo vệ người lao động có chất lượng thấp. Một số ít nhà máy nhỏ sản xuất giày vải với rất ít các thiết bị máy móc. Các sản phẩm cho tiêu dùng chất lượng thấp và hầu hết được làm thủ công.

Những năm từ 1991-1992, sản phẩm giày dép của Việt nam xuất khẩu chủ yếu sang Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu. Khi mà các thị trường này thay đổi chính sách thì 2/3 các nhà máy giày dép của Việt Nam phải đóng cửa khiến cho khoảng 12.000 công nhân trong ngành bị thất nghiệp. Hầu hết máy móc và thiết bị trở nên lạc hậu. Các sản phẩm không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Do đó, ngành giày dép và xuất khẩu không phát triển.

Trong 4 năm (1992-1996) với sự đầu tư và cải tiến thiết bị thông qua các hình thức liên doanh và hợp tác, ngành giày dép của Việt Nam được đầu tư trên 2000 tỷ VNĐ, một nửa dành để đặt mua máy móc và thiết bị và 200 tỷ VNĐ để đặt mua dụng cụ lao động. Hơn 55% vốn đầu tư được huy động để hình thành vốn liên doanh và thanh toán sau giữa các nhà sản xuất Việt Nam và nước ngoài.

Năm 1996, có 200 doanh nghiệp giày dép trên cả nước, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu ra của ngành giày dép Việt Nam vào thời điểm đó đạt 150 triệu đôi/năm.

Tới năm 1997, Việt Nam đã cơ bản thành lập được một mạng lưới các doanh nghiệp giày dép chủ yếu để xuất khẩu, với công suất 260 triệu đôi/năm, trong đó giày thể thao chiếm tới 50%. Hầu hết máy móc và thiết bị sử dụng trong thời gian này là nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc.

Mặc dù điều này tương xứng với hệ thống tài chính và quản lý của đất nước lúc bấy giờ, xong vẫn còn nhiều tồn tại khuyết điểm. Nhiều kiểu giày dép tuy đủ điều kiện và chất lượng xuất khẩu nhưng lại không được thiết kế và sản xuất theo công nghệ băng tải, tốc độ sản xuất chậm và tiêu tốn nhiều nhiên phụ liệu. Ngoài ra, chỉ một số ít các công nhân có thể vận hành máy móc. Để khắc phục những vấn đề như vậy, các nhà máy giày dép đã đầu tư về trang thiết bị máy móc để hiện đại hóa các công đoạn sản xuất như là: thêu máy, ứng dụng công nghệ máy tính... để nâng cao tính hiệu quả.

Từ năm 1998 trở đi, ngành giày dép đón nhận một làn sóng chuyển giao công nghệ từ Đài Loan, Hàn Quốc bởi lợi thế nhân công rẻ và chính sách linh hoạt của chính phủ Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu năm 1998, có 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư lên tới 123 triệu USD. Năng suất của ngành giày dép vì thế tăng mạnh mẽ. Đầu ra trong năm 1998 đạt tới 206 triệu đôi, tăng 186% so với năm 1993.

Từ năm 1998 tới năm 2010, sản phẩm giày dép của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng tương đối mạnh mẽ. Trong năm 2010, Việt Nam sản xuất khoảng 320 triệu đôi giày, trong đó giày thể thao chiếm tới 43%, giày nữ chiếm khoảng 21,6%, giày vải chiếm khoảng 11,7% và các kiểu giày khác chiếm 23,7%. Cũng trong giai đoạn này, trị giá sản phẩm giày dép và sandal tăng trưởng ở mức độ cao mỗi năm. Năm 1999, tốc độ tăng trưởng của sản phẩm giày dép đạt 12,9% cao hơn so với năm 1998. Con số này trong năm 2009, 2010 tương ứng là 25,74% và 5,7%. Điều này có nghĩa là sản phẩm giày dép của Việt Nam đang phát triển và từng bước trở thành một khu vực quan trọng trong tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Từ năm 2015 - 2020, ngành giày dép cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về tốc độ tăng trưởng (Với mức tăng trung bình 10% giày và sandal mỗi năm). Cuối năm 2019, công suất của ngành giày và sandal đạt 1899 triệu đôi; trong năm 2019, công suất ngành vượt quá 90% công suất được đầu tư. Ngành giày dép hiện thời sử hữu 750 dây chuyền sản xuất đồng bộ với công suất 920 triệu đôi mỗi năm. Giày thể thao là mặt hàng chủ lực, chiếm tới 51% và phù hợp với xu hướng tiêu dùng của các thị trường xuất khẩu.

Hiện tại, hầu như các nhãn hiệu giày dép nổi tiếng trên thế giới đều có mặt tại Việt Nam. Các hãng lớn xây dựng các dự án tại Việt Nam với mục đích chính là xuất khẩu chứ không phải cung cấp cho thị trường nội địa. Các nhãn hiệu lớn này là Adidas, Bata, Nike, Timberland, Reebok, Clarks, Puma, Fila, Decathlon, Diadora, New Balance, Cát, Nine West,...

Việt Nam tuy đi sau về công nghệ cũng như đi sau về kinh tế so với một số các nước đang phát triển khác tuy nhiên chỉ sau gần ba thập kỷ, ngành giày da Việt Nam đã vươn mình giữ vị trí top các quốc gia xuất khẩu mặt hàng này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng giày dép của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w