Đối với doanh nghiệp
- Cần phân tích xu hướng thời trang trên thế giới nói chung và ở Hoa Kỳ nói riêng để thiết kế cho phù hợp.
- Đầu tư máy móc, thiết bị kỹ thuật cho khâu thiết kế và đào tạo nhân lực sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị.
- Nâng cao trình độ đội ngũ thiết kế: Các chuyên viên thiết kế cần được đào tạo chuyên nghiệp từ trường lớp chính quy và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn.
- Liên kết và phát huy sáng tạo của các nhà thiết kế (phát động các cuộc thi thiết kế thời trang trong ngành giày để phát hiện các nhân tài và phát triển các mẫu thiết kế mang tính sáng tạo, sử dụng đội ngũ các nhà thiết kế ngoài công ty và có hình thức
khen thưởng thích hợp).
- Bên cạnh thiết kế thủ công, khuyến khích tự động hóa thiết kế sản phẩm - sử dụng phần mềm trong thiết kế. Bằng việc sử dụng phần mềm, quy trình thiết kế sẽ ổn định, loại bỏ sai sót, rút ngắn thời gian sản xuất, dễ dàng thay đổi mẫu mã và có thể nhân cỡ số theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo mong muốn của mình, tiết kiệm thời gian thử mẫu cho khách hàng. Chẳng hạn như sử dụng phần mềm ViSI-Shoes. VlSI-Shoes là phần mềm thiết kế khuôn và thiết kế đế giày hàng đầu thế giới của tập đoàn Vero International Software Anh quốc. Visi-Shoes là một giải pháp tự động cho quy trình thiết kế giày, từ khâu thiết kế theo ý tưởng hay từ bất kỳ một tập tin nào được nhập vào dưới dạng hình ảnh (bmp, jpg...) đều có thể xây dựng lên mô hình 3D. Từ 3D, Visi- Shoes sẽ tự động phóng kích thước hoặc nhanh chóng tạo ra bộ khuôn và cho phép trình bày bản vẽ hay lập trình cho máy CNC để gia công, đồng thời chúng cũng có thể giao tiếp với các loại máy tạo mẫu nhanh để cho ra sản phẩm nhanh nhất. Sử dụng phần mềm trong thiết kế sẽ rất tiện lợi cho các nhà thiết kế chuyên nghiệp.
Đối với Nhà nước
- Nhà nước cần hỗ trợ thành lập trung tâm đào tạo nghiên cứu thiết kế thời
trang để giúp đào tạo chuyên viên thiết kế cho các doanh nghiệp. Nếu cần, có thể mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của người được đào tạo. Từ đó thành lập Viện nghiên cứu thiết kế thời trang vừa thực hiện chức
năng đào tạo, vừa có thể cung cấp các chuyên viên thiết kế và các ý tưởng sáng tạo cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành da giày. Hoặc nếu có thể, nên thành lập Viện thiết kế kết hợp các sản phẩm thời trang đồng bộ như may mặc, túi xách, giày dép. Hiện nay, trong ngành giày dép có Viện nghiên cứu da giày nhưng lại không có tổ chức năng này, chỉ trong ngành dệt may đã có Viện mẫu thời trang thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, tuy nhiên chức năng đào tạo vẫn chưa mạnh, phạm vi hoạt động bó hẹp trong nội bộ Tổng công ty, chưa có sự phối hợp hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khác.
- Hiệp hội Da giày cùng các Bộ và Sở nên tạo điều kiện cho các nhà tạo mẫu và thiết kế sản phẩm tại các công ty tiếp cận với thời trang thế giới thường xuyên hơn thông qua các tổ chức hội thảo hoặc tham gia hội thảo về thời trang, các xu hướng thời trang trên thế giới, hỗ trợ cho các chuyên viên thiết kế tham dự các show trình diễn thời trang trên thế giới để nhanh chóng nắm bắt xu hướng thời trang trên thế giới và học hỏi kinh nghiệm.