Hoạt động TTQT đã và đang phát huy được vai trò của mình vào hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của ACB. Để có thể khắc phục được những hạn chế của hoạt động này đồng thời đẩy mạnh phát triển, mở rộng hoạt động, nâng cao hiệu quả của hoạt động này, đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên của NH. Cụ thể, NH cần quan tâm thực hiện một số vấn đề như: - Một là, xây dựng chiến lược nhân sự cụ thể, bao gồm:
• Trong công tác tuyển chọn cán bộ: Ngân hàng cần có một chuẩn mực nhất định, tránh tình trạn tuỳ tiện, dễ dãi dẫn đến việc thu nhận một đội ngũ cán bộ thiếu năng lực chuyên môn, thiếu đạo đức và hậu quả là gây tổn thất, mất mát, ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau
81
tuyển chọn cần giao nhiệm vụ cho cán bộ theo đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ đượcđào tạo để giúp cán bộ có điều kiện phát huy năng lực, phục vụ cho ngân hàng. Tránh tình trạng tuyển dụng không đúng ngành, chưa qua trường lớp, chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong ngành ngân hàng, năng lực chuyên môn còn hạn chế mà đã vội bố trí vào những vị trí chủ chốt của ngân hàng.
• Xây dựng một kế hoạch cụ thể trong công tác đào tạo: Kế hoạch đào tạo bao gồm: lĩnh vực đào tạo chuyên môn, đối tượng đào tạo, trình độ cần đào tạo, thời gian đào tạo…Trong TTQT, ngân hàng cần trú trọng đào tạo cán bộ không chỉ tinh thông nghiệp vụ chuyên môn về TTQT, về thông lệ và tập quán quốc tế, về điều kiện thương mại quốc tế mà còn phái có một trình độ ngoại ngữ nhất định. Ngân hàng cũng cần phải đào tạo các chuyên gia TTQT. Để làm được điều này, NH cần làm một số việc, cụ thể như: Thường xuyên cử nhân viên đi đào tạo về chuyên môn và ngoại ngữ trong và ngoài nước, Tổ chức đào tạo tại chỗ bằng cách mời chuyên gia về giảng dạy, Tổ chức tập huấn nội bộ…Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ, NH cũng cần trang bị kiến thức pháp luật cho cán bộ nhân viên. Vì hiện nay trong TTQT, các NH không chỉ thực hiện theo thông lệ quốc tế mà còn cần am hiểu các Nghị định, thông tư hướng dẫn, Quyết định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối…để vận dụng vào thực tiễn kinh doanh của NH. Vì vậy, các nhà quản lý NH cần thường xuyên cập nhật kiến thức và thông tin pháp luật cho cán bộ NH. Làm được điều này sẽ đảm bảo cho hoạt động ngân hàng phù hợp pháp luật, tạo được uy tín cho NH.
• Kiểm tra định kỳ nghiêm túc về kiến thức của từng nhân viên: Cần kiểm tra định kỳ kiến thức và khả năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, tiếp tục bố trí những nhân viên có năng lực, nhanh nhậy tinh thông trong xử lý nghiệp vụ ở bộ phận TTQT. Thay thế các nhân viên yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm.
• Thực hiện chính sách khuyến khích cán bộ, nhân viên tích cực học tập, nâng cao trình độ: Chỉ có thể bằng con đường phát triển tri thức thì tưng cán bộ
82
nhân viên mới đủ sức đáp ứng yêu cầu về hội nhập và theo kịp sự phát triển của thế giới về tài chính và ngân hàng quốc tế, nhất là về lĩnh vực TTQT, sự bất đồng về ngôn ngữ và trình độ có thể gây ra những hậu quả khó lường.
• Thực hiện chính sách thu hút nhân tài: Với một chuẩn mực đặt ra về chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ và chuyên gia TTQT, NH cần có một chính sách tiền lương thích hợp, một chế độ đãi ngộ học tập nhất định để khuyến khích cán bộ phấn đấu tốt hơn, tâm huyết với nghề hơn, tránh được tình trạng nhân viên giỏi chạy sang các ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức tài chính khác. Đồng thời sẽ thu hút được chuyên gia có kinh nghiệm TTQT về làm việc cho NH.
- Hai là, đầu tư cho việc phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ:
Ban lãnh đạo công ty cần mạnh dạn xem xét, đầu tư nâng cấp và mua mới hệ thống máy tính cũng như các phần mềm, các ứng dụng công nghệ phục vụ trực tiếp cho quá trình thực hiện nghiệp vụ trong TTQT cũng như kiểm soát, quản lý hoạt động trong toàn hệ thống NH.
84
KẾT LUẬN
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đông Đô là một trong những chi nhánh của Hà Nội dẫn đầu trong hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế. Trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, chi nhánh Đông Đô đã có những cố gắng để xây dựng và hoàn thiện mô hình TTQT tại NH, nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động TTQT, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh ngang tầm một ngân hàng quốc tế trong khu vực và trên thế giới.
Tác giả sau quá trình nghiên cứu sách báo và tìm hiểu thực tế hoạt động tại chi nhánh Đông Đô đã cố gắng hoàn thành khoá luận và rút ra một số kết luận sau:
Một là, Hoạt động TTQT tại ACB chi nhánh Đông Đô chỉ có thể hoạt động
hiệu quả và phát triển được khi NH am hiểu kiến thức về TTQT và vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức đó vào trong thực tiễn hoạt động của NH.
Hai là, Hoạt động TTQT tại chi nhánh Đông Đô tuy có đạt được một số
thành tựu nhất định, nhưng còn bộc lộ yếu kém trong thực tiễn hoạt động, nhất là trong công tác quản trị rủi ro, công tác phối hợp hoạt động giữa Hội sở chính và các chi nhánh và giữa phòng TTQT với các phòng kinh doanh có liên quan.
Ba là, Hoạt động TTQT tại chi nhánh Đông Đo có thể khắc phục được
những hạn chế và đạt được mục tiêu phát triển trong những năm tới nếu thực hiện đồng bộ những biện pháp thích hợp trong công tác quản lý nội bộ, đào tạo nhân sự, phát triển thị trường.
Bốn là, Để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại ACB nói riêng và tại các
NHTM Việt Nam nói chung, bên cạnh những nỗ lực của chính các NH còn rất cần sự chỉ đạo, quan tâm, hướng dẫn của Chính phủ, NHNN và các bộ ban ngành có liên quan.
ACB chi nhánh Đông Đô trong thời gian vừa qua đã thực hiện những hoạt động đổi mới các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho phù hợp với yêu cầu của
85
từng thời kỳ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặc dù là một chi nhánh mới được thành lập trong khoảng 7 năm trở lại đây, tuy nhiên ACB chi nhánh Đông Đô đang dần có được vị thế uy tín đối với các doanh nghiệp, các khách hàng bán lẻ. Nhiều biện pháp đã được triển khai nhằm mở rộng hoạt động TTQT, trong đó có chuẩn hóa và ban hành quy trình nghiệp vụ TTQT.
Với sự quan tâm sát sao của Ban lãnh đạo ACB, cùng sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động TTQT của ACB đã đạt được những thành tựu đáng kể. Song, trước những thay đổi liên tục của hệ thống luật pháp, kinh tế, các ngân hàng thương mại nói chung và ACB nói riêng đã gặp không ít trở ngại. Để khắc phục những khó khăn này, ACB đã đưa ra rất nhiều các biện pháp thay đổi, thích nghi linh hoạt trước những tác động bất lợi từ nền kinh tế. Việc đánh giá về một ngân hàng có bề dày thành tích trong khuôn khổ một báo cáo thực tập chưa thể đầy đủ và sâu sắc như mong muốn. Tuy nhiên, tác giả rất hi vọng rằng những giải pháp đã nêu trong báo cáo sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa quy trình thanh toán quốc tế của chi nhánh Đông Đô nói riêng và của ACB nói chung.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Đông Đô, “Báo cáo KQKD ” từ 2018 đến 3 tháng đầu năm 2021.
2. Nguyễn Hồng Hải (2009), Hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế đối với ngân
hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sỹ kinh
tế , Học viện Ngân hàng, Hà nội.
3. Trầm Thị Xuân Hương (2008), Thanh toán quốc tế cập nhật UCP600, ISBP
681, Nhà xuất bản lao động xã hội,TP Hồ Chí Minh.
4. Lư Kim Ngưu (2005), “Một số ý kiến góp phần hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế”,tạp chí Ngân hàng, (3), tr.44-45.
5. Nguyễn Thị Quy, Thanh toán quốc tế bằng L/C các tranh chấp thường phát
sinh và cách giải quyết, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội
6. Nguyễn Thu Thảo, Hoàng Xuân Quế, Đặng Ngọc Đức (2006), Nghiệp vụ
thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà nội
7. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2007), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội
8. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.
9. GS.TSĐinh Xuân Trình (2002), Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội
10.GS.TS Đinh Xuân Trình, 2011, Giáo trình Thanh toán Quốc tế 11.Đề án xây dựng phát triển ACB chi nhánh Đông Đô đến năm 2025
12.Tài liệu CV 2011 – Quyết định về việc ban hành bộ 12 chức năng nhiệm vụ chuẩn tại chi nhánh ACB
13.Website Ngân hàng TMCP Á Châu Thư tín dụng nhập khẩu
https://www.acb.vn/vn/business/thanh-toan-quoc-te/thanh-toan-danh-cho- nha-nhap-khau/thu-tin-dung-LC