Thanh toán quốc tế bằng phương thức chứng từ tín dụng là phương thức ưu việt hơn các phương thức thanh toán khác, song nó không phải là phương thức thanh toán tuyệt đối an toàn. Do vậy, trong thanh toán theo phương thức L/C, một mặt NH phải am hiểu và tuân thủ theo bộ tập quán quốc tế về L/C, mặt khác NH cũng cần phải có những biện pháp nghiệp vụ riêng để hạn chế rủi ro nhằm tạo hiệu quả cao cho hoạt động TTQT.
a) Đứng dưới góc độ NH mở L/C
Để hạn chế rủi ro, NH cần quan tâm thực hiện tốt các vấn đề như:
- Trước khi quyết định phát hành thư tín dụng: Phải thẩm định để nắm vững năng lực tài chính của nhà nhập khẩu để biết được tình hình tài chính và khả năng thanh toán của họ. Các NH Việt Nam hiện nay, do áp lực cạnh tranh sợ mất khách hàng nên dễ dàng chấp nhận mở L/C mà không tiến hành thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, không nắm được khả năng kinh doanh của khách hàng, chỉ dựa vào hiệu quả của phương án kinh doanh của khách hàng mà quyết định.
62
Điều này rất dễ gây rủi ro cho NH. ACB chi nhánh Đông Đô không nên vì cạnh tranh mà bỏ qua bước thẩm định.
- Khi thanh toán L/C nhập khẩu: Ngân hàng mở phải kiểm tra chứng từ và nếu có sai sót NH mở cần thực hiện đúng theo các quy định của UCP 600, thông báo chứng từ bất hợp lệ cho ngân hàng chuyển chứng từ hay ngân hàng chiết khấu trong vòng 5 ngày làm việc. Nếu không làm nghiêm túc điều này, NH sẽ mất quyền từ chối chứng từ. Nội dung thông báo phải nêu rõ cụ thể các bất hợp lệ mà ngân hàng mở đã phát hiện và xin ý kiến định đoạt chứng từ của người xuất trình. Các bất hợp lệ đó là toàn bộ và cuối cùng, có nghĩa NH không được bổ sung, thêm bớt bất kỳ bất hợp lệ nào khác, dù sau này NH mới phát hiện ra. Trong thực tế, có những bất hợp lệ mà NH thông báo không đúng, đã bị NH chiết khấu phủ nhận. Sau đó NH thông báo những bất hợp lệ khác. Điều này phát sinh tranh cãi giữa hai NH và phát sinh những chi phí vô ích.
Cùng với việc thông báo bất hợp lệ cho NH nước ngoài, NH mở cũng cần thông báo cho người mở, yêu cầu họ cho biết ý kiến về việc chấp nhận những bất hợp lệ hay không. Nếu người mở có chấp nhận bất hợp lệ thì NH mở cũng cần chờ ý kiến định đoạt của người xuất trình trước khi giao chứng từ cho người mở đi nhận hàng. Vì sau khi đã từ chối và xin ý kiến người xuất trình thì NH mở không còn quyền định đoạt chứng từ. Với việc làm thận trọng này NH mở sẽ tránh được tình trạng tranh chấp với người xuất trình về việc giao chứng từ mà chưa có sự uỷ quyền của họ.
b) Dưới góc độ là Ngân hàng thông báo
NH không thông báo những L/C chưa xác thực được mã khoá. NH thông báo L/C với tư cách là NH cung ứng dịch vụ thu phí và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán. NH thông báo có thể nhận được những L/C bằng điện như telex, swift hoặc bằng thư. Trong mọi trường hợp, NH thông báo phải kiểm tra mã khoá nếu nhận qua telex, swift hoặc chữ ký nếu nhận qua thư để xác định tính chân thực của Thư tín dụng, phòng ngừa thư tín dụng giả.
Trong trường hợp, NH thông báo được NH mở yêu cầu thông báo một L/C cho nhà xuất khẩu ở nước thứ ba, không phải là nước của NH thông báo đang hoạt
63
động thì NH thông báo có quyền từ chối thông báo L/C đó nếu NH không có khả năng hoặc không muốn thông báo. Nếu từ chối thông báo thì NH phải thông báo quyết định của mình cho NH mở một cách nhanh nhất.
Khi thông báo L/C, NH cũng cần chú ý những điều khoản bất lợi cho người bán để giúp họ hạn chế rủi ro khi thanh toán như hiệu lực L/C tại NH phát hành, L/C chỉ có giá trị thanh toán tại NH phát hành. Vì trong những trường hợp này, NH trong nước chỉ đóng vai trò NH xuất trình chứng từ, quyền định đoạt và kiểm soát chứng từ thuộc NH mở. Đồng thời, cũng cần lưu ý người bán không nên chấp nhận những điều kiện trong L/C ngoài tầm kiểm soát của NH thương lượng và của người bán như: Chứng từ phải đến NH mở trước ngày đến của tàu
chở hàng; Hay việc thanh toán L/C chỉ được thực hiện sau khi đã nhận được tiền của một bên thứ ba. Những L/C này thường xảy ra rủi ro trong thanh toán. Ngoài ra, để giúp khách hàng tiết kiệm chi phí không phải trả những khoản phí vô lý do không am hiểu thông lệ quốc tế, NH cũng nên lưu ý người hưởng lợi những L/C được mở qua trung gian nhiều NH mà trong đó NH mở đầu tiên quy định những chi phí phát sinh do người hưởng chịu.
c) Dưới góc độ là Ngân hàng xác nhận
NH xác nhận có những nghĩa vụ và trách nhiệm tương đương với NH mở về việc thanh toán cũng như gánh chịu rủi ro. Để đảm bảo uy tín và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, NH xác nhận chỉ xác nhận Thư tín dụng khi: - NH mở đã ký quỹ đủ số tiền của Thư tín dụng
- NH mở thể hiện được khả năng thanh toán của mình - NH mở được NH xác nhận cấp tín dụng
Tuy nhiên, NH xác nhận được NH mở và khách hàng tin tưởng yêu cầu xác nhận thì ít NH nào từ chối thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Do đó, nếu nhận được yêu cầu xác nhận không phải là một trong các tình huống trên thì NH xác nhận cần tìm hiểu rõ mọi điều kiện, tình hình thực tế của NH mở, từ việc xem xét yêu cầu xác nhận, nghiên cứu khách hàng, đảm bảo thanh toán, kiểm tra các điều kiện của Thư tín dụng…đến việc giành quyền kiểm tra chứng từ và việc thực hiện vai trò NH chiết khấu.
64
d) Dưới góc độ NH thương lượng hoặc NH chiết khấu
Với vai trò là NH thương lượng hoặc NH chiết khấu, NH phải thận trọng trong khâu kiểm tra chứng từ hàng xuất, khi phát hiện sai sót phải yêu cầu người bán chỉnh sửa kịp thời trong thời hạn hiệu lực của L/C, phải phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C, chú ý từng loại chứng từ, từng cơ quan cấp chứng thư, tên người hưởng trên L/C là tên đầy đủ hay viết tắt, không được phân biệt sai sót lớn hay nhỏ, không để vì sơ suất trong kiểm tra chứng từ mà mất quyền đòi tiền thanh toán.
Ngoài ra, NH cũng cần nghiên cứu tình hình kinh tế chính trị của nước nhà nhập khẩu để quyết định chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Đối với các quốc gia mà tình hình chính trị không ổn định, đang có nội chiến, chiến tranh, hay xảy ra tình hình đảo chính, khủng hoảng kinh tế có nguy cơ dẫn đến đóng cửa các tổ chức tài chính, ngân hàng…NH không nên chiết khấu bộ chứng từ đó vì rủi ro cao.
Đồng thời NH cũng cần xem xét các yếu tố cần thiết của bộ chứng từ trước khi quyết định chiết khấu bộ chứng từ như: Uy tín nhà xuất khẩu, thực trạng hoạt động và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu nếu bộ chứng từ đó không được thanh toán, khả năng thanh toán của NH mở, trị giá bộ chứng từ, loại hàng hoá và mức độ rủi ro biến động tỷ giá của hàng hoá đó trên thị trường, mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Đối với các L/C có điều khoản mập mờ, không rõ ràng, dễ phát sinh tranh chấp thì ngân hàng không nên chiết khấu bộ chứng từ vì khả năng rủi ro rất cao.
NH cần nắm vững tình hình tài chính và khả năng thanh toán của nhà xuất khẩu trước khi quyết định chiết khấu. NH phục vụ nhà xuất khẩu khi không chiết khấu bộ chứng từ mà chỉ gửi bộ chứng từ đến NH mở để đòi tiền, khi đó NH thông báo chỉ đóng vai trò chuyển chứng từ và không chị trách nhiệm gì về bộ chứng từ có được thanh toán hay không. Nếu NH phục vụ nhà xuất khẩu đồng ý chiết khấu bộ chứng từ thì NH này đóng vai trò là NH chiết khấu .Vì vậy, nếu nhà xuất khẩu không uy tín và không có khả năng thanh toán thì NH chiết khấu sẽ gánh chịu rủi
65
ro. Ngoài ra, việc nắm vững nhà xuất khẩu giúp NH chiết khấu yên tâm hơn trong việc tài trợ doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.
NH chiết khấu cần nghiên cứu kỹ và tuân thủ các quy định trong UCP khi thực hiện chiết khấu, thận trọng trong khâu kiểm tra chứng từ. Ngoài ra, cũng cần nắm vững những quy định trong eUCP, ISBP…để có thể áp dụng và vận hành nó vào thực tiễn một cách trôi chảy, hạn chế tối đa việc phát sinh tranh chấp do bất đồng quan điểm về bất hợp lệ chứng từ, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động TTQT được phát triển an toàn và hiệu quả.
3.2.4.2 Có chính sách kinh doanh ngoại hối linh hoạt gắn liền với dịch vụ TTQT và tín dụng.
Hiện nay, cạnh tranh trong lĩnh vực TTQT giữa các ngân hàng Việt Nam và một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có những lúc khá gay gắt. Để giải quyết mối quan hệ này, ACB cần có một chính sách kinh doanh ngoại hối linh hoạt cả về hình thức và tỷ giá.
Cần đa dạng hoá và phát triển được các loại hình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như: Nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi, nghiệp vụ Arbitrage…Để làm được điều này, phải đào tạo cán bộ ngân hàng am hiểu tường tận các kỹ năng nghiệp vụ này để có thể tư vấn tốt cho khách hàng ngay từ khi nắm bắt được họ có nhu cầu mở L/C hàng nhập hoặc ký được hợp đồng xuất khẩu và có L/C xuất khẩu. Thông qua đó, ngân hàng kinh doanh được cả hai dịch vụ: Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ TTQT.
Ngoài ra ngân hàng cần có sự phối kết hợp giữa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và nghiệp vụ tín dụng với nghiệp vụ TTQT nhằm thu hút khách hàng tập trung thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu qua ngân hàng. Ngân hàng sẽ cung ứng dịch vụ tín dụng nhập khẩu hoặc tài trợ xuất khẩu với một số điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp tập trung tín dụng, TTQT và kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng. Đây chính là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả TTQT. Để làm được điều này, cần có sự phối kết hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ tại ngân hàng, mỗi bộ phận nghiệp vụ cần thống nhất quan điểm vì lợi ích chung của ngân hàng mà có sự thông báo kịp thời cho nhau những thông tin cần thiết về khách hàng để kịp thời ngăn chặn
66
rủi ro cũng như phục vụ tốt cho khách hàng. Thông qua hoạt động cho vay, khách hàng thanh toán tiền hàng nhập khẩu hoặc thu mua hàng xuất khẩu tái tạo ngoại tệ thu về, ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận một tỷ giá mua, bán thích hợp, phù hợp cơ chế thị trường, chắc chắn khách hàng sẽ tự nguyện thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, hiệu quả mang lại sẽ nhiều hơn vì ngân hàng thu được hiệu quả cả về nghiệp vụ tín dụng, kinh doanh và TTQT.