Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 77 - 80)

Để phát triển và mở rộng hoạt động TTQT, nâng cao hiệu quả hoạt động này tại NH không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn phải có

75

một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp của Nhà nước. Các chính sách kinh tế vĩ mô tác động trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, một lĩnh vực gắn liền với hoạt động TTQT tại NH. Việc ban hành các chính sách kinh tế hợp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu là điều kiện cần thiết để giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu an tâm, tin tưởng vào nhà nước mà đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Khi hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước ngày càng phát triển thì yêu cầu phục vụ thanh toán trả tiền hoặc đòi tiền trong TTQT càng nhiều, điều này sẽ giúp phát triển hoạt động TTQT tại NH rất nhiều, nhờ đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT cho NH. Đồng thời với một chính sách xuất nhập khẩu hợp lý của Nhà nước sẽ ảnh hưởng tích cực tới cán cân TTQT của đất nước. Do vậy, với vai trò điều khiển vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước cần quan tâm thực hiện một số vấn đề như:

- Một là, xây dựng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

Hoạt động TTQT của NH sẽ an toàn và phát triển có hiệu quả chỉ trên môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Một môi trường kinh tế thiếu ổn định sẽ gây tâm lý e ngại kinh doanh cho các doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp hạn chế xuất nhập khẩu thì hoạt động TTQT khó có thể phát triển được. Sự ổn định và phát triển bền vững nền kinh tế vĩ mô có mối quan hệ mật thiết với các thị trường tài chính. Chỉ khi nền kinh tế phát triển, lạm phát được kiềm chế, giá trị đồng nội tệ ổn định thì doanh nghiệp mới an tâm, tin tưởng và tham gia đầu tư vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, mới tích cực tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp càng phát triển thì hoạt động TTQT sẽ sôi động hơn và hiệu quả hơn.

- Hai là, Chính phủ sớm hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành và ban

hành các văn bản pháp luật mới về hoạt động TTQT.

Mọi hoạt động ngân hàng cần được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra, vì nó chỉ phát triển với hiệu quả cao khi nó được tồn tại trong môi trường pháp

76

lý hoàn thiện, đặc biệt là hoạt động TTQT, một hoạt động không chỉ liên quan tới các đối tác trong nước mà còn liên quan tới đối tác nước ngoài. Vì vậy việc hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành và sớm ban hành các văn bản pháp luật riêng cho hoạt động TTQT sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như ngân hàng có cơ sở để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Hiện nay trong TTQT, các ngân hàng chủ yếu căn cứ vào các quy tắc thực hành theo thông lệ quốc tế mà thực hiện như UCP 600, URC 522, ISBP 681, eUCP 1.1… Quá trình thực hiện nghiệp vụ tất yếu nảy sinh tranh chấp, kiện tụng nhưng phía Việt Nam chưa có một hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động TTQT. Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, bên cạnh việc ngân hàng phải nỗ lực nghiên cứu học tập, nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn để có đủ trình độ, các ngân hàng rất cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, tạo điều kiện cho NH chủ động hội nhập nhập nhưng cũng cần có hành lang pháp lý bảo vệ cho hoạt động TTQT của các NH Việt Nam, giúp NH có cơ sở pháp lý để giải quyết khi tranh chấp xảy ra. Giao dịch này tuy là của NH, nhưng liên quan tới nhiều bộ ngành trong nước như: Bộ Thương mại, Tổng cục hải quan, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam…nên cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan nhằm tạo sự nhất quán cho việc ban hành cũng như thực thi trong thực tiễn. Quy chế này không nên đối nghịch với thông lệ quốc tế nhưng phải phù hợp với các bộ luật của Việt Nam

- Ba là, Chính phủ có cơ chế quản lý ngoại hối theo xu hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thị trường ngoại hối trong nước phát triển với đầy đủ các nghiệp vụ nhằm hỗ trợ cho hoạt động TTQT phát triển.

Thị trường ngoại hối có vai trò bôi trơn và thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của nền kinh tế phát triển. Đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, khi xuất khẩu hàng hoá thu ngoại tệ về, họ sẽ bán số ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để nhận nội tệ về, và khi nhập khẩu họ sẽ dùng số ngoại tệ họ có hoặc phải mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để thanh toán tiền hàng. Như vậy hoạt

77

động xuất nhập khẩu của một quốc gia luôn gắn liền với hoạt động của thị trường ngoại hối. Hiện nay thị trường ngoại hối của Việt Nam cũng khá sôi động và đang trên đà phát triển, song vẫn còn khá mới và các nghiệp vụ kinh doanh cũng chưa được đa dạng. Để thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước thì việc hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp cho hoạt động này phát triển hơn, đáp ứng nhu cầu hội nhập mà còn thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phát triển mạnh hơn. Nhờ đó sẽ phát triển hoạt động TTQT tại NH. Vì vậy, một cơ chế, chính sách thông thoáng của Chính phủ về điều hành hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cùng với một cơ chế quản lý ngoại hối theo xu hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường ngoại hối trong nước phát triển sẽ hỗ trợ cho hoạt động TTQT phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động. - Bốn là, Chính phủ có biện pháp mở rộng quan hệ và ký hiệp định xác lập

quan hệ bảo lãnh thanh toán hàng xuất khẩu với thị trường có nhiều rủi ro. Hiện nay quá trình xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam đã mở rộng ra rất nhiều thị trường nước ngoài như Đông Âu, Châu Phi…Tiềm năng xuất khẩu tới các thị trường này là rất lớn. Tuy nhiên mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường này cũng rất lớn. Để có thể giảm bớt rủi ro đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam xuất bán được hàng mà vẫn đảm bảo thu được tiền hàng, thu ngoại tệ về cho đất nước cần có sự bảo lãnh thanh toán của NH nước ngoài. Để làm được điều này cần có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc ký kết hiệp định thanh toán giữa hai nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 77 - 80)